Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

TRIỀU TRẦN

2.2. Triều Trần.
2.2.1. Tình hình chính trị - xã hội
Triều Trần thay thế một triều Lý đã hết sinh khí, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động: Đế quốc Mông Cổ đang làm mưa làm gió ở Châu Âu, Trung á. Triều Trần trên thực tế là bước phát triển mới của chế độ trung ương tập quyền, duy trì sự ổn định, thống nhất của quốc gia Đại Việt.
Bộ máy chính quyền được xây dựng trên cơ sở cốt lõi là Hoàng tộc. Quí tộc tôn thất được phân phong nắm những chức vụ chủ chốt và đóng giữ ở các nơi hiểm yếu. Quí tộc tôn thất được phân thái ấp, lập phủ đệ, có chế độ tập ấm và được thành lập quân đội riêng.
Nhà Trần áp dụng chế độ hai vua. Sau một thời gian ở ngôi, mặc dù còn sung sức, các vua Trần thường lui về làm Thượng Hoàng và nhường ngôi cho thái tử. Thượng Hoàng vẫn cùng vua con nắm triều chính và có quyền lực rất lớn. Ngoài kinh thành Thăng Long, hành cung Thiên Trường là nơi ở và làm việc của Thượng Hoàng.
 Triều đình trung ương dưới vua là Tả hữu tướng quốc và các danh hiệu tam thái, tam thiếu. Bên cạnh đó là tri mật viện và môn hạ sảnh. Bên dưới có lục bộ và một số cơ quan chức năng: Hàn Lâm viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện.v.v.
Phương thức tuyển quan lại về cơ bản cũng giống như Triều Lý nhưng triều Trần chú trọng hơn đến việc tuyển dụng quan lại qua khoa cử. Sang thế kỷ thứ 14, số lượng nho sĩ đỗ đạt ra làm quan ngày càng nhiều.
Bộ máy địa phương từ 24 lộ thời Lý được chia lại thành 12 lộ (phủ). Dưới lộ là huyện (châu miền núi), hương và xã. Nguồn quan lại, ngoài những người trong Hoàng tộc, được tuyển chọn theo khoa cử, công lao và thủ sĩ.
Quân đội chia thành cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ là lực lượng chính binh, được tổ chức theo chế độ luân phiên (Ngụ binh ư nông). Ngoài ra các quý tộc tôn thất cũng được quyền xây dựng quân đội riêng.
Ngay từ 1226, Trần Thái Tông đã định lại luật lệnh.
Năm 1230, định hình luật. ban hành bộ Quốc triều thông chế tất cả gồm 29 quyển.
Năm 1244, lại định hình luật một lần nữa.
Năm 1341, Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn Hình thư để ban hành. Cũng năm này ban hành bộ Hoàng triều đại điển.
Điểm nổi bật của pháp luật đời Trần là khẳng định chế độ dẳng cấp và bảo vệ chế độ tư hữu tài sản, nhất là chế độ tư hữu về ruộng đất. Vào cuối thời Trần, chế độ điền trang càng được mở rộng, diện tích ruộng tư có xu hướng tăng lên.
Phan Huy Chú viết trong Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “ Nhà Lý ban sách Hình thư, nhà Trần định ra Hình luật không phải là không châm chước cổ kim để đặt thành khuôn phép. Nhưng luật hình thời Lý khoan quá, luật hình đời Trần khắc nghiệt quá, nặng nhẹ sai mức, đều chưa phải là quy chế tốt. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét