Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

LỜI GIẢI CHI TIÊT 56 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC TTHCM (câu 26- câu 30)

Câu 26: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời .Các bạn tham khảo bào viết này:
Làm tốt công tác Mặt trận, dân vận không chỉ là trách nhiệm mà còn là nhu cầu; đồng thời là thước đo sự trưởng thành của mỗi cán bộ, đảng viên, trực tiếp góp phần xây dựng các tổ chức trong sạch, vững mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn, một bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ khi ra đời đến nay luôn tỏ rõ vai trò quan trọng trong tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, tạo động lực góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với vị trí, vai trò như vậy nên công tác mặt trận là một lĩnh vực hoạt động không chỉ rất quan trọng mà còn là lĩnh vực công tác rộng lớn và lâu dài trong toàn bộ công tác cách mạng.
Chính với ý nghĩa ấy, công tác mặt trận cũng là công tác của cả hệ thống chính trị, nói cụ thể hơn là cả của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn quân, toàn dân nói chung. Đương nhiên, trách nhiệm chính vẫn là của những người được giao trọng trách trực tiếp làm công tác mặt trận.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít cán bộ, đảng viên hiện nay vẫn có quan niệm, cách suy nghĩ cho rằng, công tác mặt trận là của riêng cơ quan Mặt trận Tổ quốc các cấp, cụ thể là công việc của cán bộ, đảng viên được phân công trực tiếp làm công tác mặt trận. Họ không hiểu được thực chất đây là sự "liên hiệp lãnh đạo", "liên hiệp công tác", ngoài trách nhiệm của cán bộ trực tiếp công tác trong các cơ quan mặt trận, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị nói chung đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ làm công tác mặt trận. Nói cách khác, mọi cán bộ, đảng viên bất kỳ ở cương vị, ngành, lĩnh vực công tác nào, không trừ một ai, đều có trách nhiệm cùng tuyên truyền, vận động, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng tức là tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Do đặc điểm và yêu cầu của cách mạng nước ta, bên cạnh công tác mặt trận còn có công tác dân vận, mà công tác mặt trận cũng đồng thời là công tác dân vận. Cả hai về thực chất đều là công tác vận động quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và đều có vị trí quan trọng trong cách mạng. Cho nên, cán bộ mặt trận cũng đồng thời là cán bộ dân vận và ngược lại. Điều đáng nói, cho đến nay chúng ta còn chưa thật sự coi trọng sự phối hợp trong hai lĩnh vực công tác quan trọng này, cũng như coi trọng sự phối hợp, kết hợp công tác dân vận, công tác mặt trận trong toàn bộ việc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Chính sự thiếu coi trọng phối, kết hợp này đã làm hạn chế kết quả, hiệu quả thực tế của công tác vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân.
Điều dễ nhận thấy trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là, tổ chức bộ máy mặt trận được bố trí từ Trung ương đến tận khu dân cư. Tuy nhiên, trong nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, thậm chí ngay một số cán bộ làm công tác mặt trận cũng chưa hiểu và coi trọng đúng mức đến công tác mặt trận. Biểu hiện cụ thể là ở một số địa phương, ủy ban Mặt trận Tổ quốc còn chưa được quan tâm bố trí đủ về số lượng cũng như coi trọng đúng mức việc bố trí cán bộ mặt trận có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực để đảm đương nhiệm vụ cách mạng được giao. Trên thực tế đến nay, một số cấp ủy đảng, chính quyền vẫn xem cơ quan mặt trận là nơi hứng nhận những cán bộ không còn đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kể cả cán bộ khi "có vấn đề" ở các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể lại đưa về cơ quan mặt trận công tác để chờ nghỉ hưu. Một khi cán bộ đã về công tác ở cơ quan mặt trận thì rất hiếm khi có điều chuyển ngược trở lại công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước. Lâu dần thành quen, với suy nghĩ và cách thức làm việc như nói trên đã tạo tâm lý chung trong cán bộ ngại hoặc không thích về công tác ở các cơ quan mặt trận.
So với đội ngũ cán bộ các cơ quan đảng, chính quyền, đều cùng là ngạch công chức, viên chức nhưng trong quan hệ đối xử, cán bộ mặt trận thường chịu thua thiệt hơn về chế độ học hành; chế độ lương, thưởng; điều kiện và phương tiện làm việc... Không ít nơi, trong quan hệ giữa mặt trận với chính quyền, để mặt trận có kinh phí hoạt động, lâu nay vẫn tồn tại cơ chế xin - cho, kinh phí nhiều hay ít đôi khi phụ thuộc ngay vào vị thế người đứng đầu cơ quan mặt trận có uy tín nhiều hay ít, có tham gia cấp ủy hay không tham gia cấp ủy.
So với các giai đoạn cách mạng trước đây, nhìn chung bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cơ sở hiện nay là tương đối hoàn chỉnh và có đủ điều kiện, phương tiện để làm việc, không ít nơi là hiện đại. Có thể nói, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho công tác vận động cách mạng đối với quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những cán bộ, đảng viên hết mình với công việc, gần gũi, tận tụy với nhân dân, chăm lo cho nhân dân vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang ngày một xa cách nhân dân và công tác mặt trận cũng như công tác dân vận vẫn là lĩnh vực xa lạ với họ.
Biểu hiện của sự xa cách trên diễn ra trong cả suy nghĩ lẫn việc làm của cán bộ, đảng viên. Có không ít cán bộ, đảng viên công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước từ trong nhận thức vẫn xem công tác mặt trận là của riêng cán bộ mặt trận. ở đây dù là vô tình hay hữu ý, những cán bộ, đảng viên này đã quên mất bổn phận của mình là bên cạnh công tác chuyên môn, nghiệp vụ; để làm tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ họ còn có trách nhiệm phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, góp phần "nâng cao dân chúng", cũng tức là làm công tác mặt trận, công tác dân vận.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây, để làm cách mạng thì dù là cán bộ đảng, chính quyền hay mặt trận, đoàn thể ngoài sự phối hợp thống nhất với nhau trên cơ sở đường lối của Đảng, để hoạt động được họ còn phải bám dựa vào dân, cùng ăn, cùng ở với dân, qua đó mà được nhân dân nuôi giấu bảo vệ. Ngày nay, tiếc rằng thói quen cũng như phong cách làm việc, công tác của cán bộ, đảng viên như nói trên đã không còn nữa. Mỗi khi có công việc phải đến với dân thì không ít cán bộ, đảng viên hiện nay chỉ chú ý đến phận sự chuyên môn của mình, ít quan tâm đến công tác mặt trận, công tác dân vận, họ chỉ muốn cho chóng xong việc để trở về. Đó là chưa kể có cán bộ khi xuống với dân còn hạch sách, vòi vĩnh, quấy nhiễu để nhân dân phải tổ chức tiếp đón, ăn uống linh đình, khi về còn phải lo quà cáp...
Nhiệm vụ của các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chính trị hiện nay bất luận làm công việc gì cũng là để phụng sự nhân dân. Không chỉ cán bộ mặt trận mà cả cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể đều phải làm công tác mặt trận, công tác dân vận ngay trên lĩnh vực, cương vị công tác mà mình được giao phụ trách. Đây cũng chính là một tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức đảng, cơ quan chính quyền, đoàn thể đánh giá cán bộ, đảng viên của mình.
Để góp thêm tiếng nói nhằm đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với nhân dân, với công tác mặt trận, công tác dân vận, thiết nghĩ:
Công tác mặt trận không chỉ là nhiệm vụ riêng của cán bộ chuyên trách Mặt trận, mà còn là nhiệm vụ chung của mọi cán bộ, đảng viên.
Thứ nhất, mỗi cấp ủy, tổ chức chính quyền, mặt trận, các đoàn thể cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên, bất kể là cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận hay đoàn thể đều có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, vai trò công tác mặt trận, công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay. Đây chính là cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên tự xác định trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện công tác mặt trận, công tác dân vận tùy theo lĩnh vực công tác chuyên môn mà mình được phân công đảm nhận.
Thứ hai, trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên làm công tác mặt trận, công tác dân vận cần được cụ thể hóa bằng những quy chế, quy định trong tổ chức bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể. Nó cũng cần được xem là một tiêu chí, là thước đo mỗi khi đánh giá thi đua khen thưởng, sắp xếp, bố trí và đề bạt cán bộ.
Thứ ba, cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cơ sở cần có sự "liên hiệp lãnh đạo" chặt chẽ với nhau để cùng làm công tác mặt trận, công tác dân vận. Để phát huy được vai trò, hiệu quả việc phối hợp làm công tác mặt trận, công tác dân vận cần xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ công việc, từ phía quần chúng nhân dân mà đặt người và phân công công việc cho cụ thể, tránh lối lãnh đạo chung chung, lãnh đạo nhưng không chịu trách nhiệm.
Thứ tư, cán bộ, đảng viên dù công tác trong các cơ quan đảng hay chính quyền, mặt trận, đoàn thể đều phải nêu cao tinh thần phụ trách trước dân. Có nêu cao tinh thần phụ trách trước dân mới gần dân, sát dân. Có gần dân, sát dân mới tin vào khả năng và lực lượng nơi dân, mới khắc phục được các thói hư, tật xấu như: mệnh lệnh, chủ quan, tham ô, lãng phí...
Thứ năm, cán bộ, đảng viên muốn làm tốt công tác mặt trận, công tác dân vận thì trước hết bản thân phải nêu gương sáng mực thước về tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, năng lực công tác và học tập. Cán bộ, đảng viên có chức quyền càng cao càng phải nêu gương trước, càng phải tiên phong gương mẫu cho cán bộ cấp dưới và quần chúng noi theo. Cần nghiêm túc thực hiện cho bằng được lời dạy của Bác Hồ: Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì ta phải hết sức tránh.
Câu 27: Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
Trả lời:
1.Từ khi ra nước ngoài, HCM đã mang theo nhận thức và niềm tin vào SMDT,đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nc, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do, ý thức tự cường tự lập

2.nhận thức của hcm về sức mạnh thời đại đc hình thành từng bc, thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận:
+ chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân các nc thuộc địa người sớm nhận thức đc mối tương đồng giữa các dân tộc
+ ng còn nhận ra rõ, ngay cả binh lính của bọn đế quốc " đều là anh em cùng một giai cấp" ở chính quốc hoặc là ng dân ở một thuộc địa khác bị bắt đi làm công cụ cho đế quốc
+ trong khi tìm đg cách mạng để phóng dân tộc mình, người đã sớm phân biệc đc bọ thực dân pháp và nhân dân lao động pháp. Hcm cho rằng sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sưc mạnh thời đại chính là sự kết hợp chủ nghĩa yêu nc chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng khối lien minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với vô sản ở chính quốc
Tư tưởng xây dựng khối lien minh chiến đấu giữa lao động thuộc địa với vô sản ở chính quooca hình thành
+ khi tiếp thu chủ nghĩa Mac leenin, hcm đã tích cực hoạt động đóng góp vào việc truyền bá tư tưởng Leenin về kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản
+ Người sử dụng diễn đàn Đản Xã hội Pháp, Đảng cộng sản Pháp..để tuyên truyền với người an hem phương Tây về nhiệm vụ phải giúp đỡ, phồi hợp với phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa .
-Phê phán những thái độ sai trái trong Đảng Cộng sản Pháp và trong phong trào cộng sả quốc tế
-Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp(1921)
-Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông(1925)
-Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hệ thống XHCN hình thành và phát triển, đó là nhân tố làm nên sự phát triển của thời đại.Các XHCN có vai trò to lớn trong việc ủng hộ giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới vì hoa bình độc lập dân tộc dân chủ trên thế giới.Đối với cách mạng Việt Nam Người coi trong huy động sức mạnh các trào lưu cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Cũng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ trỏ thành một nhân tố làm nên sức mạnh của thời đại.Người nhắc nhở các thế hệ thanh niên phải ra sức học tập để chiếm lĩnh đc đỉnh cao khoa học, sử dụng sức mạnh mới của thời đại đẻ phục vụ dân tộc
Trên thực tế trên, có thể nói khi đến với chủ nghĩa mác, từ ng yêu nc trở thành ng chiến sỹ cộng sản, hcm ngày càng nhận thức hoàn chỉnh tầm quan trọng và nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nâng nó lên thành một bài học đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng vn.

Câu 28: Hãy phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
Trả lời:
Các nội dung
1. Đặt CMVN trong quan hệ hữu cơ với CMVS thế giới
Đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí
Minh rút ra kết luận: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CMVS. Đặt cách mạng VN vào quỹ đạo cách mạng vô sản, Hồ ChíMinh đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của nước ta.
Về thực tiễn, Người luôn luôn quan tâm hình thành các tổ chức để thực hiện sự kết hợp này: 1921 người sáng lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925).
Trên các diễn đàn quốc tế, Người luôn khẳng định vai trò của CM thuộc địa và sự cần thiết liên minh chiến đấu giữa CM giải phóng dân tộc với CMVS chính quốc, CM giải phóng dân tộc giữa các nước thuộc địa với nhau.
2. Kết hợp chặt chẽ CN yêu nước với CNQTVS, độc lập dân tộc với CNXH
HCM nhấn mạnh CN yêu nước chân chính phải gắn liền với CNQT vô sản trong sáng. Tinh thần vị quốc chân chính đối lập với tinh thần vị quốc của bọn phản động cầm đầu các nước tư bản, đế quốc.
Trong kháng chiến chống, Pháp, Mỹ, người luôn giáo dục cho nhân dân ta phân biệt rõ người Pháp-Mỹ chân chính với những người Pháp-Mỹ thực dân, đế quốc; những người lao động yêu hòa bình công lý ở các nước TB, ĐQ, với những người Pháp-Mỹ hiếu chiến, xâm lược.
Cách mạng giải phóng dân tộc các thuộc địa phải biết đoàn kết với những người lao động chân chính ở các nước đế quốc. Người đấu tranh không mệt mỏi chống những biểu hiệu của tư tưởng "sô vanh", "vị kỷ" nhằm củng cố tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Đặt cách mạng VN vào quỹ đạo CMVS thế giới là sự kết hợp tinh hoa dân tộc với trí tuệ thời đại, làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nước XHCN, lòng yêu nước với yêu CNXH.
3. Tranh thủ sự giúp đỡ của các lưc lượng cách mạng tiến bộ thế giới nhưng phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ dựa vào sức mình là chính
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới nhưng không ỷ lại trông chờ, mà phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, phải đem sức ta để tự giải phóng cho ta.
4. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ.
- Theo HCM chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước dân chủ.
- Quan hệ với các nước có mức độ khác nhau.



Câu 29: Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào?
Trả lời :
Phát huy kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi íchØ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng ta phải xác định CMVN là một bộ phận không thể tách rời của CM thế giới, Vn tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào CM, các xu hướng và trào lưu tiến bộ xã hội vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới vì đất nước cũng là góp phần thiết thực vào đổi mới CNXH, vào sự nghiệp CM chung của TG.
 Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chúng
Ø ta phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, cộng nghệ và gia nhập thị trường TG nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực.
 Trong bối cảnh đó, để đứng vững và phát triển, chúng ta phải khéo léo
Ø các mối quan hệ, nghĩa là phải chủ động thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa, cải thiện và tối đa hóa quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước có chế độ xã hội và con đường khác nhau, Càng giữ vững độc lập tự chủ càng có đk đa dạng hóa, đa phương hóa. Ngược lại càng thực hiện có hiện quả đa đang hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại càng củng cố được độc lập tự chủ.
(Các bạn tham khảo thêm :Trích trong bài tiểu luận của nhóm mình)
Tư duy lý luận của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ đổi mới:
 Tình hình chính trị thế giới ngày nay đã đổi thay so với thời kỳ nhân dân ta chống Mỹ, cứu nước và trước Đổi mới (1986). Tuy nhiên, bài học quý giá rút ra được là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Sức mạnh thời đại ngày nay thể hiện qua các xu thế lớn sau:
 - Tất cả các nước phát triển hay đang phát triển đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Vị thế quốc tế của mỗi nước ngày càng tuỳ thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự. Các nước đều ý thức được rằng, muốn có điều kiện để giữ vững an ninh, ổn định thì trước hết tiềm lực kinh tế phải mạnh. Từ đó, lợi ích kinh tế trở thành động lực chính trong quan hệ đối ngoại cả về song phương và đa phương. Chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa có động lực thúc đẩy các nước cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác, vừa là nhân tố làm gia tăng sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước trên thế giới. Trật tự thế giới mới và các tập hợp lực lượng trong trật tự đó sẽ được tạo dựng không phải do chiến tranh, mà trên cơ sở kinh tế-chính trị là chính.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá quan hệ quốc tế trở  thành xu thế phổ biến của các quốc gia. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, đo đời sống kinh tế đã và đang được quốc tế hoá cao độ. Kinh tế thị trường trở thành phổ biến.
    - Xu thế liên kết khu vực và quốc tế về  kinh tế ngày càng phát triển và là xu thế  phổ biến, khách quan. Xu thế này mang lại những cơ hội mới cũng như những thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước làn sóng khu vực hoá và toàn cầu hoá, các nước vừa và nhỏ một mặt nâng cao ý thức độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc; mặt khác, tìm cách thích ứng với tình hình mới, tạo thế thuận lợi nhất cho mình để tham gia tích cực và chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.
  - Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển là  xu thế chủ đạo trên thế giới. Nguy cơ  chiến tranh thế giới tiếp tục giảm đi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bá quyền, can thiệp từ bên ngoài, đang làm mất ổn định và tiềm ẩn những hậu quả khôn lường.
    Những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá kinh tế với những tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Trào lưu nhất thể hoá khu vực và toàn cầu hoá kinh tế không chỉ cuốn hút các nước công nghiệp phát triển, mà cũng là mối quan tâm của các rước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước đang phát triển và chậm phát triển đứng trước sự lựa chọn hết sức khó khăn, không hội nhập với khu vực và thế giới sẽ dẫn dện hệ quả tất yếu là bị loại ra khỏi cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu, với tất cả hậu quả của nói mà hội nhập tức là chấp nhận cuộc cạnh tranh không cân sức. Tuy nhiên, vì lợi ích phát triển, tuyệt đại đa số các nước đang phát triển và chậm phát triển đều chấp nhận sự cạnh tranh này.
   Thực tế trên thế giới và ở nước ta cho thấy, nếu nắm vững những xu thế mới của thời đại và biết điều chỉnh chính sách phù hợp với xu thế thời đại thì sẽ có thêm thuận lơi về mặt khách quan; trái lại, nếu đi ngược lại hoặc tự tách mình khỏi xu thế chung, không coi trọng, tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt của nền kinh tế thế giới, thì sẽ rất nguy hại cho an ninh và phát triển của dân tộc. Nói cách khác, đây là sự vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới. Việc Đảng ta nêu cao ngọn cờ độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác để phát triển là thuận chiều với xu thế của thời đại, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới.
   Trong tình hình mới, chuẩn mực cao nhất trong vấn đề tập hợp lực lương trên thế giới không còn chủ yếu trên cơ sở ý thức hệ như trước nửa, mà xuất phát từ lợi ích quốc gia. Việc tập hợp này diễn ra một cách cơ động, linh hoạt, theo từng thời điểm, từng vấn đề cụ thể, theo sự trùng hợp lợi ích với từng nước hoặc nhóm nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau, không câu nề đối tượng. Kết bạn với tất cả đối tượng có khả năng hợp tác cùng có lợi.
   Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau tạo nên  động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền chính trị và kinh tế thế giới. Một quốc gia biết lợi dụng những xu thế dó sẽ tạo thêm  được sức mạnh và vị thế quốc tế  cho mình, nếu tự tách mình ra hoặc đi ngược lại những xu thế đó thì sẽ gây nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc mình. Thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, yếu tố chính trị và yếu tố kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫn nhau mật thiết. Công tác chính trị đối ngoại có hiệu quả sẽ tạo môi trường chính trị thuận lợi cho việc mở rộng kinh tế đối ngoại. Đồng thời, kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tác động trở lại, tạo thế và lực mới cho đất nước. Với từng khu vực, từng đối tượng, yếu tố này hoặc yếu tố kia nổi trội lên hơn, song yếu tố kinh tế ngày càng quan trọng trong quan hệ của nước ta với các nước lớn và các nước trong khu vực.
   Những năm đổi mới vừa qua, với chính sách đối ngoại thể hiện tính khoa học và cách mạng, nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Ta đã tạo được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ đối ngoại, phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy, thế của ta chưa thật vững chắc và lực của ta nói chung còn yếu. Nước ta vẫn là một nước đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật còn thấp, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.
    Để biến những vấn đề có tính nguyên lý trên đây thành hiện thực, để có thể kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc, thành sức mạnh tổng thể có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề đầu tiên là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được tăng trưởng không ngừng. Phải làm sao chuyển nhanh thành hiện thực những khẩu hiệu chống tệ nạn tham thũng, tham ô lãng phí, chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống hằng ngày. Sức mạnh dân tộc chính là tổng hợp các nhân tố kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao và ý chí. Nói cách khác là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước luôn phù hợp với lòng dân.

 Câu 30: Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
1.Cơ sở lý luận
TTHCM hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê Nin, trong đó có tư tưởng của Người về Đảng Cộng Sản.
Mác Angen đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN gắn với sự diệt vong tất yếu của CNTB. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử giai cấp CN cần phải tổ chức ra chính đảng CM của mình. Tuy nhiên thời kỳ đó chưa có một ĐCS nào được thành lập.
Kế tục sự nghiệp của Mac AnGen, Lê Nin đã nêu lên những quan ¬điểm cơ bản về ĐCS và xây dựng ĐCS – Đảng của giai cấp CN.
Đặc biệt Lê Nin đã đề ra những quan điểm về CM giải phóng dân tộc theo con đường CM VS, trong đó có vai trò lãnh đạo của ĐCS ở những nước thuộc địa.
Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ Nghĩa Mác Lê Nin , trong đó có lý luận về xây dựng ĐCS ở những nước thuộc địa để lãnh đạo giai cấp CN.
2.Cơ sở thực tiễn
Năm 1918, HCM đã giác ngộ CM và gia nhập Đảng XH Pháp.
Tháng 12/1920 Đảng XH Pháp họp ở Tua, HCM bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế CS và trở thành Đảng viên ĐCS và lãnh tụ sáng lập ĐCS Pháp. Điều này chứng tỏ HCM đã giác ngộ sâu sắc và thấu hiểu những vấn đề lý luận của Chủ Nghĩa Mac-Lê Nin về ĐCS.
Sau khi trở thành người CS, HCM tích cực truyền bá CN Mác-Lê Nin về Việt Nam và các nước thuộc địa, chuẩn bị cho việc ra đời của ĐCS Việt Nam, một Đảng ở một nước thuộc địa nữa phong kiến, kinh tế lạc hậu, giai cấp CN còn non trẻ, số lượng chưa nhiều.
Cách mạng tháng 8 thành công, ĐCS Việt Nam thành Đảng cầm quyền, HCM là lãnh tụ Đảng 24 năm. Người hiểu sâu sắc yêu cầu và đề ra những quyết định đúng đắn về xây dựng Đảng cầm quyền.
HCM đã kết hợp nhuần nhuyển lý luận và thực tiễn trong sáng lập và lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét