Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Câu 9: Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa cần lưu ý những vấn đề gì khi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

Câu 9: Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa cần lưu ý những vấn đề gì khi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nhiều quan điểm- có quan điểm mang tính nền tảng, có quan điểm mang tính nguyên tắc, có quan điểm mang tính phương pháp đại đoàn kết. Dưới đây là những quan điểm chủ yếu của Người.
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
Với Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược, không phải là thủ đoạn chính trị mà là chính sách dân tộc, là vấn đề chiến lược của cách mạng.
Bởi vậy, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Đoàn kết là điểm mẹ. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Hồ Chí Minh nói với dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Bởi vậy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.    
Xét về bản chất thì đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng tiên phong cách mạng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của quần chúng thực hiện mục tiêu cách mạng của quần chúng.
Như vậy đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Trước hết, khái niệm dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập với nghĩa rất rộng- vừa với nghĩa là cộng đồng, “mọi con dân nước Việt”, vừa với nghĩa cá thể “mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện”. ở trong nước hay ở ngoài nước đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc. Như vậy Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh thì phải bằng truyền thống dân tộc mà khoan dung, độ lượng với con người, mà đoàn kết ngay với những người lầm đường, lạc lỗi, nhưng đã biết hối cải, không được đẩy họ ra khỏi khối đoàn kết. Muốn vậy, cần xoá bỏ hết thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân.
Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh là cần phải có lòng tin ở nhân dân, tin rằng hễ là người Việt Nam “ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước” mà khơi dậy và đoàn kết với nhau vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân phải được xây dựng trên nền tảng “trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của địa đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Người còn chỉ ra lực lượng nòng cốt tạo ra cái nền tảng ấy “là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Về sau, Người xác định thêm: lấy liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đoàn kết toàn dân.
4. Đại đoàn kết dân tộc phải có tổ chức, có lãnh đạo
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành chiến lược đại đoàn kết của cách mạng Việt Nam, hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo ra sức mạnh to lớn quyết định thắng lợi của cách mạng.
Ngay từ dầu, Hồ Chí Minh đã chú ý tập hợp người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài vào các tổ chức phù hợp với giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp từng thời kỳ cách mạng. Tất cả được tập hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất để liên kết và phát huy sức mạnh của toàn dân. Tuỳ thời kỳ lịch sử mà Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi khác nhau.
Mặt trận dân tộc thống nhất hình thành được và hoạt động được phải trên cơ sở những nguyên tắc: 1- Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 2- Mặt trận hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc và lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. 3- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng chỉ có thể thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Trong mối quan hệ này phải được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
Ngay khi thành lập Đảng (1930), Hồ Chí Minh đã viết trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là cách mạng Việt Nam “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Tư tưởng này đã soi sáng và được cụ thể hoá suốt chiều dài lãnh đạo cách mạng của Đảng về sau, tiêu biểu là hình thành ba tầng Mặt trận ở thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Có thể thấy đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Ngày nay, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, phát huy cao độ tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước phải vững mạnh, kinh doanh có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo. Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, đồng thời tích cực xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc đời sống những gia đình có công với nước, những người có số phận rủi ro, quan tâm hơn nữa việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân, đồng bào ở trong nước cũng như đồng bào định cư ở nước ngoài vì sự nghiệp chung. Trong nhận thức cũng như trong hành động, phải thật sự xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ, thành phần, giai cấp, nghề nghiệp, vị trí xã hội, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai để xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc.
Phát huy hơn nữa nền dân chủ XHCN gắn liền với việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức và hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và tự quản của nhân dân. Thực hiện tốt sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, thực sự coi trọng lợi ích trực tiếp của người lao động. Lấy việc xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức thực sự của dân, do dân, vì dân là tiền đề xây dựng nền dân chủ XHCN.
Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta không ngừng tăng cường nền quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đặc biệt chú trọng xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành vững chắc, xây dựng an ninh nhân dân, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tăng cường sức mạnh tổng hợp để bảo về vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, chế độ XHCN.
            Chúng ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, và đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển. Chúng ta ra sức giữ vững môi trường hòa bình và tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác trên các linh vức khác vừa phát huy cao độ nội lực vừa tranh thủ tốt nhất mọi nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét