Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Câu 10: Phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Vận dụng những quan điểm đó của Người vào việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

Câu 10: Phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Vận dụng những quan điểm đó của Người vào việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
 “Vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đó sản sinh ra nhằm thớch ứng những nhu cầu đời sống và đũi hỏi của sự sinh tồn”.
a. Quan niệm về vị trớ, vai trũ của văn hoá: Văn hoá là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xó hội. Chớnh trị, xó hội được giải phóng thỡ văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển. Hồ Chí Minh đó vạch ra đường lối: Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. “Xó hội thế nào thỡ văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thỡ văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Người dự định xây dựng văn hoá với 5 nội dung lớn:
(1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
(2) Xõy dựng luõn lý: biết hy sinh mỡnh, làm lợi cho quần chỳng.
(3) Xõy dựng xó hội: mọi sự nghiệp liờn quan đến phúc lợi của nhân dân trong xó hội.
(4) Xõy dựng chớnh trị: dõn quyền
(5) Xõy dựng kinh tế”.
 Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà nó phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy “kinh tế có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”, nhưng văn hoá phát triển không thụ động, văn hoá có tính tích cực chủ động, nó đóng vai trũ to lớn thỳc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. “Văn hoá ở trong chính trị” tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH. “Vănhoá ở trong kinh tế” tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. “Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị” cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá.
Văn hoá có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xó hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xó hội và phải nhận thức như sau:
- Văn hoá quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xó hội.
- Chớnh trị, xó hội cú được giải phóng thỡ văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.
- Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.
- Văn hoá là kiến trúc thượng tầng, nó phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
Trong kháng chiến, Người định hướng hoạt động văn hoá, thực hiện khẩu hiệu: “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, những người hoạt động văn hoá cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
b. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá mới
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá thể hiện:
- Tính dân tộc, đặc tính dân tộc hay cốt cách dân tộc là cỏi tinh tuý, đặc trưng riêng của văn hoá dân tộc. Cốt cách văn hoá dân tộc không phải “nhất thành bất biến”, mà có phát triển và bổ sung nét mới.
- Tính khoa học của nền văn hoá thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hoà bỡnh, độc lập dân tộc, dõn chủ và tiến bộ xó hội. Những người làm văn hoá phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, phải có chiến lược xây dựng văn hoá mang tầm thời đại.
- Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn.
Trong cỏch mạng xó hội chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:
- Nội dung xó hội chủ nghĩa: tiờn tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Tính dân tộc của nền văn hoá là giữ gỡn, kế thừa và phỏt huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
c. Quan điểm về chức năng của văn hoá
- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tỡnh cảm cao đẹp cho con người. Người thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hoá. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn hoá soi đường cho quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tỡnh cảm lớn cho con người.
- Hai là, nâng cao dân trí, “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mỡnh... phải cú kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” Khi miền Bắc quá độ lên CNXH, Người nói “chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc.”
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân- thiện- mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mỡnh.

Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam  trong giai đoạn cách mạng mới với những nội dung sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu, hội nhập và một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát triển.

Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét