Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

LỜI GIẢI CHI TIÊT 56 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỌC TTHCM (câu 41- câu 45)

Câu 5: Phân tích vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hóa phương đông. Sau này, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã có một vốn hiểu biết văn hóa Đông - Tây kim cổ uyên bác. Người đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm kiến thức của mình.
- Về Nho giáo, Người hiểu rõ những bất cập của Nho giáo như duy tâm, lạc hậu, tư tưởng đẳng cấp, khinh thường lao động tay chân, khinh thường phụ nữ... Tuy nhiên, người cũng chỉ ra những điều hay của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... Đó chính là những yếu tố tích cực của Nho giáo đã được Hồ ChíMinh khai thác xây dựng tư tưởng của mình.
- Về Phật giáo, Phật giáo là tôn giáo, mà theo Người nhận xét: Tôn giáo là duy tâm. Do đó, Phật giáo cũng có tính chất 2 mặt. Mặt tiêu cực là thủ tiêu đấu tranh, khuất phục trước kẻ thù, an bài với số phận. Những mặt tích cực cần được khai thác đó là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thế thương thân; Phật giáo cũng dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch,giản dị, chăm lo làm điều thiện, để cao lao động, chống lười biếng. Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ,chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, chủ trương khuyến khích con người tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
- Về chủ nghĩa tam dân của Tôn
Trung Sơn, người tìm thấy những điều thích hợp với Việt Nam, đó là độc lập, tự do và hạnh phúc


Câu 41: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trả lời :
Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là :
a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:
Cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp.
Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.
Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển đất nước.
b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao.
Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :
Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”.
Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó.
Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế .
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường “ rút ngắn”. Đó là thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, nhập được các loại công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lí tiên tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế, phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất - nhập khẩu, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ...
Câu 42 :Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế.
Trả lời :
1. Xây dựng kế hoạch kinh tế toàn diện.
a. Vị trí của kế hoạch kinh tế.
b. Quan điểm của HCM về xây dựng kế hoạch KT
- Xây dựng kế hoạch phải có nhiều loại và đồng bộ.
- Kế hoạch là sản phẩm chủ quan nhưng phải phù hợp với khách quan.
- Xây dựng kế hoạch phải gắn liền với sự chỉ đạo cụ  thể.                     
2. Sản xuất phải đi đôi với tiét kiệm chống tham ô, lãng phí quan liêu.
a. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm vì sao?
- Sản xuất và tiết kiệm đều có cùng một mục đích.
- Tiết kiệm là thế nào?
- Trong điều kiện nước ta, HCM rất quan tâm đến việc quay vòng vốn.
- Tiết kiệm còn là tiêu chuẩn đạo đức của con người VN mới.
- Cần phân biệt tiết kiệm với bủn xỉn, keo kiệt.
3. Vấn đề cán bộ quản lý kinh tế.
a. Vị trí của cán bộ quản lý kinh tế.
b. Cán bộ quản lý tốt theo tư tưởng HCM là như   thế nào?
- Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của  người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng.
- Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng.
- Quan hệ giữa đức và tài.
- Đào tạo và sử dụng cán bộ.


Câu 43 :  Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời ( Câu này ccs bạn tham khảo thêm,mình cũng ko biết làm thế nào)
Một vài ý của mình
a. Vai trò vị trí của cán bộ quản lý kinh tế.
b. Cán bộ quản lý tốt theo tư tưởng HCM là như  thế nào?
- Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng.
- Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng.
- Quan hệ giữa đức và tài.
- Đào tạo và sử dụng cán bộ.
Câu 44: Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào?

Trả lời:
Nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy ở Người những tư duy lý luận nổi bật, vượt khỏi nhận thức của các nhà lý luận đương thời, đối với những vấn đề lớn, có quan hệ đến việc xác định đường lối kinh tế của nước ta. Những vấn đề này được Người nêu ra sớm hơn, khác hơn và phù hợp thực tế hơn với những quan điểm lý luận mà mọi người lúc đó hiểu và viết.
Chúng tôi xin mạnh dạn trình bày những vấn đề mà chúng tôi cho là tư duy nổi bật và những nguyên nhân dẫn đến nhận thức đó của Người.
Tư tưởng thực hiện mở cửa nền kinh tế
Theo chúng tôi, đây thực sự là tư duy kinh tế vượt thời đại của Hồ Chí Minh, được hình thành ở Người từ rất sớm. Ngay từ năm 1919, trong một bài báo đăng trên báo L'Humanite', Người đã viết; "Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế, và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường" (1.9-10). Tư tưởng này về sau được Người cụ thể hóa trong bức thư Người gửi cho Liên hợp quốc với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi đất nước mới giành được độc lập: ..."Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho sự đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân...". (4.470)
Vào đầu thế kỷ XX mà đã có tư duy mở cửa nền kinh tế như trên, lại đã thấy vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm an ninh cho việc mở cửa nền kinh tế của một quốc gia - một tư duy hiện đại cả với ngày nay - thì rõ ràng đó là tư duy của một thiên tài, có tầm nhìn xa thấy rộng!
Trên cơ sở của tư duy đó, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã có những việc làm, theo chúng tôi là rất nhạy bén và sáng tạo, trong việc mở rộng quan hệ của nước Việt Nam độc lập với những nước lớn, có ảnh hưởng đến tình hình chính trị thế giới và cả Việt Nam lúc đó. Có thể nêu một số thí dụ sau đây:
Ngày 1-11-1945 (chỉ hai tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ) Người đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị gửi một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Trong bức thư đó Người còn nói rõ thêm quan điểm của thanh niên trí thức Việt Nam (và cố nhiên đó cũng là quan điểm của Người): "Trong suốt nhiều năm nay họ quan tâm sâu sắc đến các vấn đề của nước Mỹ và tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam" (4.80-81). Tầm nhìn đó của Người về mở rộng quan hệ của Việt Nam với Mỹ là rất sớm, rất cởi mở!
Ngay sau khi giành được độc lập trong nước còn bộn bề công việc: ở miền bắc, bọn quân Tưởng vào quấy phá với âm mưu "diệt cộng, cầm Hồ", bọn phản động Việt quốc, Việt cách tìm mọi cách chống phá cách mạng; ở miền nam, bọn thực dân Anh vào giải giáp quân Nhật cũng với âm mưu tương tự. Vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định sang Pháp và ở đó bốn tháng với mục tiêu dùng uy tín và tài ngoại giao của mình, vận động các lực lượng yêu hòa bình của nước Pháp vừa nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh có nguy cơ xảy ra, vừa xây dựng một quan hệ tốt đẹp với nước Pháp, với châu Âu. Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình về quan hệ Việt- Pháp. Người nói : "Việt Nam đòi quyền độc lập. Độc lập không phải là đoạn tuyệt với Pháp... Về mặt kinh tế và văn hóa, Việt Nam vui lòng cộng tác với Pháp... Việt Nam cần nước Pháp, nước Pháp cũng cần Việt Nam" (4.368-369).
Tiếc rằng, do tình hình phức tạp của thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đường lối mở cửa nền kinh tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức từ rất sớm đã không được thực hiện đầy đủ.
Nhận thức vai trò quan trọng của nông nghiệp
Chỉ vài tháng sau khi giành được độc lập trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11-4-1946, Người đã viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào lòng dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" (4.215). Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc sản xuất nông nghiệp làm gốc, làm chính" (10.180). Đặc biệt là, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị BCH TW lần thứ 7 (Khóa III), hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, Người vẫn nói: "Phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng" (10.543-544). Không phải ngẫu nhiễn mà khi bàn về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nhất là trong một hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, về công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại luôn nhắc đến vai trò quan trọng của nông nghiệp!
Sau này, trong nhiều lần khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói đến vai trò quan trọng của nông nghiệp, coi nông nghiệp cùng với công nghiệp như hai chân của nền kinh tế. "Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của một con người, Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp không phát triển được..." (10.619).
Nhưng đoạn trích sau đây được Người nói trong hội nghị cán bộ Trung ương về cải tiến quản lý hợp tác xã năm 1963, chúng tôi mới cho là dẫn chứng mang tính khái quát tư tưởng coi trọng nông nghiệp của Người: "Có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế XHCN" (11.612). Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi ai cũng nói công nghiệp; nhất là công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế thì việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Phát triển nông nghiệp, nền  tảng để phát triển kinh tế XHCN" rõ ràng thể hiện một tư duy sáng tạo nổi bật.

Trên quan điểm đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên theo sát chỉ đạo mọi ngành, mọi cấp, mọi người thực hiện nhiều biện pháp ra sức phát triển nông nghiệp. Người nhắc nhở: "Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v... Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm" (chúng tôi nhấn mạnh. Tg) (11.396).
Nếu chúng ta nhìn lại, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi mọi người luôn nhấn mạnh vai trò của công nghiệp, cho rằng công nghiệp nặng có vai trò nền tảng của nền kinh tế thì mới thấy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp là rất táo bạo, rất sáng tạo. Sự chỉ đạo tập trung phát triển nông nghiệp của Người là hoàn toàn chính xác. Nhận thức đó thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình, nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, không câu nệ như những lý thuyết gia thông thường. Tiếc rằng chúng ta chưa thực hiện đầy đủ những lời chỉ bảo quý báu đó của Người.
Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng
Khi nói về đường lối phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của công nghiệp hóa. Người đã từng nói: "Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính... Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta" (10. 41).
Khi nói về đường lối công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất coi trọng công nghiệp nặng. Trong bài báo "Thế nào là công nghiệp hóa", đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-1-1960, với bút danh C.K, Người đã viết: "Công nghiệp nặng là đầu mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông nghiệp. Cho nên chưa có công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được". Trong bài nói tại Hội nghị của Bộ Công nghiệp nặng ngày 31-12-1964, Người còn nói rõ thêm vai trò của công nghiệp nặng: "Nhiệm vụ của công nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, để xây dựng thắng lợi CNXH, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt công nghiệp nặng" (11.352). Người coi trọng công nghiệp nặng đến mức Người đặt cụm từ công nghiệp nặng bên cạnh cụm từ công nghiệp hóa như đồng nghĩa: "Muốn bảo đảm đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa XHCN, phải xây dựng công nghiệp nặng" (10.159). Người còn cho rằng: "Công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập" (11.459).
Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng đến mức gắn liền vai trò của công nghiệp nặng với việc xây dựng nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh, coi công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự chỉ dẫn cho chúng ta phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề này.
Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
Khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên hãng Thông tấn xã Pháp (ông Becna Uynman) vào cuối năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Ở thời đại chúng ta, tôi nghĩ rằng bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" (7.379-380).
Chúng ta biết rằng vào những năm 50, những năm 60 và cả những năm 70 của thế kỷ XX, ở Việt Nam và các nước XHCN đều quan niệm rằng nền kinh tế kế hoạch hóa là đặc trưng riêng có của CNXH. Lúc đó ai cũng cho rằng nền kinh tế TBCN dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tất yếu phát triển tự phát vô chính phủ. Lúc đó trong nhiều sách giáo khoa kinh tế chính trị còn nói đến một mâu thuẫn trong nền sản xuất TBCN, đó là mâu thuẫn giữa tính có kế hoạch trong từng xí nghiệp và tính vô chính phủ trong toàn xã hội. Vì thế, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" vào thời điểm cuối 1954 thực sự thể hiện tư duy lý luận sâu sắc, vượt thời đại! Nó chứng tỏ rằng Người có một nhãn quan khoa học, độc lập, không bị tác động bởi tư duy giáo điều đang chi phối quan điểm và nhận thức của đại đa số các nhà khoa học và quản lý khi đó.

Câu 45 :Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
Trả lời : (Câu này cũng botay)

Một vài chi tiết về nho giáo: Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét