Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Câu 3: Trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay?
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là những tổ chức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời đã đi xâm chiếm và thống trị các dân tộc nhược tiểu, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Khái niệm dân tộc trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là khái niệm dân tộc quốc gia, dân tộc thuộc địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có những nội dung chính là:
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh:
+ Độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng định: Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập. Khi thành lập Đảng năm 1930, Người xác định cách mạng Việt Nam: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến để làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Năm 1941, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người viết thư Kính cáo đồng bào và chỉ rõ: Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Bởi vậy, năm 1945 khi thời cơ cách mạng chín muối, Người khẳng định quyết tâm: Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập.
Độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bởi vâyk khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thất đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Nhưng ngay sau đó 21 ngày, thực dân Pháp một lần nữa trở lại xâm lược nước ta. Để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập, tự do của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải chiến đáu quét sạch nó đi”. Chính bằng tinh thần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và chính phủ Mỹ phải cam kết: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơv năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”.
+ Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trị trong tư tưởng và văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái quát nên chân lý: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Hồ Chí Minh khác lớp trước là Người giải quyết vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra.
Vấn đề dân tộc, trong lịch sử cho thấy- ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Đến thời đại cách mạng vô sản cho thấy chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Mác-Ăngghen cho rằng, có triệt để xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp mới có điều kiện xoá bỏ ách áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này.
Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các giá trị bị áp bức ở các nước thuộc địa. Bởi vậy khẩu hiệu của Mác được phát triển thành: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Nguyễn ái Quốc đánh giá cao tư tưởng của Lênin, Người cho rằng: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”.
Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu và mục tiêucủa cách mạng vô sản ở châu Âu, Mác-Ăngghen và Lênin vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn “đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”.
Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, xác định con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản, tức là Người đã tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấy rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Nhưng xuất phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí, cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Từ đó Nguyễn ái Quốc cho rằng: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời phải biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết đấu tranh giành độc lập dân tộc, từ thắng lợi này tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào tiến trình cách mạng thế giới.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Năm 1924, Nguyễn ái Quốc đề cập đến chủ nghĩa dân tộc ở thuộc địa- đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính. Vì vậy “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Nguyễn ái Quốc đã có sáng tạo lớn là Người xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địa Đông Dương còn lạc hậu, nên phân hoá giai cấp chưa triệt để, đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây. Trái lại các giai cấp ở Đông Dương vẫn có tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân họ đều là người nô lệ mất nước. Vì vậy, theo Nguyễn ái Quốc, trong cách mạng giải phóng dân tộc, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Nguyễn ái Quốc chủ trương: Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản. khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy biến thành chủ nghĩa quốc tế.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay từ dầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đã sớm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nên Người khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.
Năm 1930, khi thành lập Đảng ta, Nguyễn ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh (cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa). Về sau Người tổng kết: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xoả tận gốc cơ sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Đấu tranh cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho các dân tộc.
Nói đến quyền dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa đế quốc trong sáng.
Vì vậy năm 1914, khi ở Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi để ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh và nói với bạn mình rằng: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”.
Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Nhưng Người cũng chủ trương ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Lào, Campuchia... và “giúp bạn là tự giúp mình”.

1- Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị TW 6 (khoá 7) đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó nguồn lực con người cả về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu nước của con người Việt Nam biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù, hôm nay xây dựng và phát triển kinh tế.
2- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
Khẳng định rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc lên CNXH. Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công- nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng cách mạng chống bạo lực phản cách mạng. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
3- Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu: vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Lịch sử ghi nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược. Hồ Chí Minh nói: Đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt.

Trong công tác đền ơn, đáp nghĩa Hồ Chí Minh chỉ thị, các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc sao cho đạt mục tiêu: nhân dân no ấm hơn, mạnh khoẻ hơn. Văn hoá sẽ cao hơn. Giao thông thuận tiện hơn. Bản làng vui tươi hơn. Quốc phòng vững vàng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét