Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Bài làm Môn XDVBPL- Phần Tự luận

BÀI LÀM MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Câu 1: Văn bản pháp luật là gì? Cho ví dụ. Hãy nêu những yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản pháp luật?
Bài làm:
1) Khái niệm văn bản pháp luật:
Văn bản pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm thể hiện và áp đặt ý chí của Nhà nước cũng như truyền đạt, ghi nhận các thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước.
Ví dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
2) Những yêu cầu về ngôn ngữ của văn bản pháp luật:
Có 3 yêu cầu:
- Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là Tiếng việt.
- Ngôn ngữ của văn bản pháp luật là ngôn ngữ được Nhà nước sử dụng chính thức.
Câu 2: Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Cho ví dụ. Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật?
Bài làm:
1) Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định; trong đó có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung; được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm luật).
Ví dụ: Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính Phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
2) Những đặc trưng cơ bản của văn bản pháp luật:
- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và điều chỉnh bởi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành 2008.
- Chứa đựng các quy tắc xử sự chung của cộng đồng, xác lập, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cần thiết.
- Được áp dụng nhiều lần.

Câu 3: Khái niệm văn bản hành chính? Cho ví dụ. Hãy phân loại văn bản hành chính?
Bài làm:
1) Khái niệm văn bản hành chính:
Văn bản hành chính là văn bản chứa đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc những mệnh lệnh cá biệt, được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
2) Phân loại văn bản hành chính:
Văn bản hành chính có 02 loại:
- Văn bản hành chính có tên loại. Ví dụ: thông báo, công điện…
- Văn bản hành chính không có tên loại (công văn).
Câu 4: Trong trường hợp nào thì ban hành văn bản pháp quy phụ? Hãy nêu một số văn bản pháp quy phụ điển hình. Cho ví dụ.
Bài làm:
1) Trường hợp ban hành văn bản pháp quy phụ:
Khi cần đặt ra các quy phạm pháp luật mang tính nội bộ của 1 ngành, 1 cơ quan hoặc những quy định mang tính liệt kê thì cơ quan có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định (văn bản chính) để ban hành ra nội quy, quy chế, quy định, điều lệ… (văn bản pháp quy phụ).
Khi đó hai văn bản gắn liền với nhau, văn bản chính có vai trò gián tiếp đặt ra các quy phạm pháp luật mang lại hiệu lực pháp lý cho văn bản pháp quy phụ chứa đựng các quy phạm pháp luật.
2) Một số văn bản pháp quy phụ điển hình:
- Nội quy: đặt ra những quy định để thực hiện trong nội bộ 1 cơ quan, tổ chức, như. Ví dụ: nội quy ra vào cổng, nội quy phòng cháy chữa cháy.
- Điều lệnh: đặt ra những quy định mang tính nội bộ, thực hiện trong các đơn vị lực lượng vũ trang. Ví dụ: điều lệnh công an nhân dân, điều lệnh quân đội nhân dân.
- Điều lệ: đặt ra các quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: điều lệ các trường đại học, điều lệ công ty cổ phần.



Câu 5: Những biểu hiện của văn bản pháp luật bị khiếm khuyết? Hãy nêu những biện pháp xử lý?
Bài làm:
1) Văn bản pháp luật bị khiếm khuyết có những biểu hiện sau: 
- Không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
- Không đáp ứng yêu cầu về pháp lý.
2) Những biện pháp xử lý văn bản pháp luật bị khiếm khuyết:
- Hủy bỏ.
- Bãi bỏ.
- Thay thế.
- Đình chỉ.
- Tạm đình chỉ.
- Sửa đổi, bổ sung.
Câu 6: Hãy phân tích các đặc điểm của văn bản pháp luật?
Bài làm:
1) Văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết:
- Ngôn ngữ viết được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau, hiện nay chủ yếu là giấy viết.
- Ngôn ngữ viết giúp chủ thể ban hành:
+ Trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước, giúp đối tượng thi hành biết được để triển khai thực hiện.
+ Tiện lợi cho việc chuyển tải, tiếp cận, khai thác hay lưu trữ thông tin để phục vụ tốt cho hoạt động quản lý.
2) Văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định:
- Hiện nay, pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật (cơ quan quyền lực; cơ quan hành chính; cơ quan kiểm sát, xét xử; người đứng đầu và một số công chức khác các cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội hoặc cá nhân được ủy quyền).
- Chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản pháp luật.
3) Văn bản pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý:
- Nội dung văn bản pháp luật là ý chí của chủ thể ban hành.
- Để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý nhà nước thì ý chí đó cần được xác lập trên những cơ sở sau:
+ Hệ thống pháp luật hiện hành.
+ Nhận thức chủ quan của cán bộ, công chức nhà nước về những yếu tố khách quan của đời sống xã hội.
+ Tham khảo tâm tư, nguyện vọng của những đối tượng liên quan trực tiếp tới nội dung văn bản, đặc biệt là nhân dân lao động.
4) Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định:
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm: tên gọi và thể thức của văn bản.
- Tên gọi: pháp luật hiện hành quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật với tên gọi khác nhau, như Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Lệnh, Nghị định, Bản án…
- Thể thức: pháp luật quy định về thể thức văn bản chính là quy định cách thức trình bày văn bản theo một kết cấu, một khuôn mẫu nhất định.
5) Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định:
Pháp luật quy định về thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản pháp luật cụ thể. Trong mỗi thủ tục đó, có thể sẽ có những nét riêng biệt nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo.
Thủ tục ban hành văn bản pháp luật được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…
6) Văn bản pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện:
Để đảm bảo thực hiện các văn bản pháp luật trên thực tế, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, giáo dục và đặc biệt là biện pháp cưỡng chế.

Câu 7: Phân tích những yêu cầu về nội dung của văn bản pháp luật?
Bài làm:
1) Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng:
Trong chế độ ta, nội dung các văn bản pháp luật và phương hướng xây dựng văn bản pháp luật luôn chịu sự chi phối bởi đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đảm bảo sự phù hợp giữa văn bản pháp luật với đường lối, chủ trương của Đảng cần phải hiểu đúng bản chất mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thể chế hóa đường lối đó trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật.
2) Văn bản pháp luật phải có nội dung phản ánh nguyện vọng, ý chí của nhân dân lao động:
Bên cạnh yêu cầu phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, nội dung văn bản pháp luật phải phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quyền lực nhà nước. Với vai trò là chủ thể, nhân dân sử dụng pháp luật thể hiện ý chí của mình trong việc đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước. Với vai trò là đối tượng, nhân dân là đối tượng chủ yếu thực thi pháp luật.
Việc xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí, nguyện vọng của nhân dân suy cho cùng chính là sự bảo đảm yếu tố phù hợp giữa nhu cầu xã hội và chủ trương xây dựng pháp luật của Nhà nước.
3) Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp:
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung hợp pháp thể hiện ở việc văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật phải phù hợp và thống nhất với nội dung các văn bản do cấp trên ban hành.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật, sự hợp pháp về nội dung thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật hiện hành về nội dung và mục đích điều chỉnh.
Đối với văn bản hành chính, do nội dung có thể là các quy định mang tính quy phạm, cũng có thể là những mệnh lệnh cá biệt nên sự hợp pháp của chúng được xem xét tương tự như đối với văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật.
4) Văn bản pháp luật phải có tính khả thi:
Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Sự phù hợp này phản ánh rõ mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, yêu cầu về tính khả thi còn đòi hỏi văn bản pháp luật phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tiễn, phù hợp với khả năng của cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối tượng có liên quan.
Bên cạnh đó, tính khả thi của văn bản pháp luật còn được xem xét thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục lôgic, chặt chẽ; các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác và một nghĩa; cách diễn đạt, trình bày nội dung phải cô đọng, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức đông đảo của nhân dân.
5) Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết:
Sự tương thích về nội dung văn bản giữa hệ thống pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết phản ánh nhãn quang chính trị của giai cấp lãnh đạo và xu thế phát triển tất yếu của xã hội.
Yêu cầu về sự tương thích chủ yếu đặt ra đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, tính tương thích trong văn bản pháp luật được đánh giá là vấn đề quan trọng khi Việt Nam là thành viên của một số tổ chức lớn trên Thế giới và khu vực.
Câu 8: Văn bản áp dụng pháp luật là gì? Cho ví dụ. Hãy trình bày thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật?
Bài làm:
1) Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật:
Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản hành chính cá biệt): là văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định nhằm giải quyết những công việc cụ thể trên cơ sở áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; có hiệu lực thi hành một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Quyết định nâng lương
2) Thủ tục ban hành văn bản pháp luật:
- Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật:
Việc soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật thuộc về các đơn vị trực thuộc chủ thể ban hành mà không thành lập bộ phận chuyên trách soạn thảo hoặc thành lập ban soạn thảo.
Để bảo đảm chất lượng về chuyên môn nên xác định thẩm quyền soạn thảo văn bản theo hướng văn bản có nội dung liên quan trực tiếp tới chức năng của đơn vị nào thì sẽ do đơn vị đó soạn thảo, nếu liên quan tới nhiều đơn vị khác nhau thì do đơn vị có chức năng quản lý vấn đề liên quan tới nội dung chính của văn bản soạn thảo và các đơn vị khác tham gia góp ý cho dự thảo.
- Thông qua văn bản áp dụng pháp luật:
Văn bản áp dụng pháp luật được trình trực tiếp, không cần có văn bản kèm theo. Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho cấp có thẩm quyền trong hồ sơ trình cần có đầy đủ những văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu có liên quan.
Nếu người có thẩm quyền không chấp nhận dự thảo có thể trực tiếp đưa ra yêu cầu sửa đổi đối với người soạn thảo hoặc trực tiếp sửa lên bản thảo, nếu chấp nhận thì ký vào văn bản để ban hành.
- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật:
Sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua và đã thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật về công tác văn thư văn bản được ban hành bằng cách gửi tới các đối tượng liên quan để thực hiện.
Việc gửi văn bản áp dụng pháp luật có những nét đặc thù so với văn bản quy phạm pháp luật. Đối với những văn bản quan trọng, được giao trực tiếp cho đối tượng tiếp nhận hoặc có thể gửi theo đường công văn.

Câu 9: Khái niệm hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật? Hãy trình bày ý nghĩa của hoạt động này?
Bài làm:
1) Khái niệm hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật:
Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản pháp luật nhằm phát hiện những khiếm khuyết của văn bản, tạo cơ sở để cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý, hoàn thiện chúng.
2) Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật:
Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật là một hoạt động rất quan trọng, mang lại ý nghĩa cao cho hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và mang những ý nghĩa cụ thể như sau:
- Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật có ý nghĩa phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Kiểm tra văn bản pháp luật là cơ chế hữu hiệu để tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn tới những khiếm khuyết của văn bản pháp luật, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.
- Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật còn là cơ chế đảm bảo dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự tác động của văn bản khiếm khuyết.
- Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật góp phần tích cực, tạo tiền đề quan trọng cho công tác rà soát, tập hợp hóa, hệ thống hóa và pháp điển hóa pháp luật.
- Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật còn đảm bảo tính kỷ luật trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, đòi hỏi các cơ quan ban hành văn bản pháp luật có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực của văn bản đó.
Câu 10: Hãy phân tích những nguyên tắc và phương thức kiểm tra văn bản pháp luật?
Bài làm
1) Nguyên tắc kiểm tra văn bản pháp luật:
- Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời:
Hoạt động ban hành văn bản pháp luật tiến hành thường xuyên liên tục, nên hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật cũng phải được tiến hành thường xuyên liên tục, để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản.
Đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp luật.
- Kiểm tra văn bản pháp luật phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật:
Nếu đối tượng kiểm tra là văn bản quy phạm pháp luật thì các vấn đề về thẩm quyền, thủ tục tiên hành hoạt động kiểm tra được thực hiện theo Luật BHVBQPPL năm 2008, Luật BHVBQPPL của HĐND, UBND năm 2004, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Nếu đối tượng kiểm tra là văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thì chính cơ quan ban hành văn bản đó hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp tiến hành hoạt động kiểm tra và phải tuân theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể kiểm tra đó.
- Kiểm tra văn bản pháp luật phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan:
 Cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi ngay văn bản pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trong thời gian pháp luật quy định hoặc cung cấp các văn bản là đôi tượng kiểm tra khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu.
2) Phương thức kiểm tra:
-  Hoạt động tự kiểm của cơ quan ban hành văn bản pháp luật:
Khi ban hành văn bản pháp luật quy định các chủ thể ban hành phải tự kiểm tra văn bản do mình ban hành ra để để hạn chế những sai sót cả về hình thức và nội dung của văn bản. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan ban hành đối với văn bản.
- Hoạt động kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với văn bản của cơ quan cấp dưới:
Các cơ quan ban hành sau khi thông qua văn bản hoặc ký ban hành phải gửi đến các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, như: Cục kiểm tra văn bản thuộc Bộ tư pháp, Phòng xây dựng và kiểm tra văn bản (Phòng văn bản pháp quy) thuộc Sở Tư pháp Tỉnh,… hoặc các cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan ban hành trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thông qua văn bản hoặc ngày ký ban hành văn bản.
Khi phát hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà cơ quan kiểm tra chưa tìm hiểu được rõ nguyên nhân thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, địa bàn, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn nhất định.
-  Kiểm tra đột xuất:
Khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm thì các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm kiểm tra văn bản đó.
Câu 11: Hãy phân tích quy tắc về ngôn ngữ trong soạn thảo văn bản pháp luật?
Bài Làm:
- Khái niệm: Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể quản lý Nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục do pháp luật quy định để thể hiện và nhằm áp đặt ý chí  của Nhà nước, truyền đạt thông tin hay ghi nhận các sự kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của Bộ máy Nhà nước.
- Các yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật:
a. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết  
b. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ tiếng Việt
c. Ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ được Nhà nước  sử dụng chính thức
Trước hết, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc
Thứ hai, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính chính xác
Tính chính xác thể hiện ở các nội dung khác nhau:
Yêu cầu thứ nhất, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác về chính tả,
Yêu cầu thứ hai, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác về nghĩa của từ
Yêu cầu thứ ba, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác trong cách viết câu và sử dụng dấu câu.
Thứ ba, ngôn ngữ pháp luật phải có tính thống nhất
Thứ , ngôn ngữ văn bản pháp luật phải có tính phổ thông

Câu 12: Phân tích các tính chất và yêu cầu của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật.
Bài Làm:
1.   Tính chất của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
-  Tính khoa học
-  Tính thực tiễn
- Tính giai cấp
2.  Các yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
-   Xây dựng văn bản pháp luật phải đúng về thẩm quyền
-   Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định
-  Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành đúng chuyên môn, nghiệp vụ


Câu 13: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Bài Làm:

Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật
Khái niệm
Vaên baûn quy phaïm phaùp luaät laø vaên baûn do cô quan Nhaø nöôùc coù thaåm quyeàn ban haønh theo thuû tuïc, trình töï do luaät ñònh, trong ñoù coù chöùa ñöïng quy taéc xöû söï chung, ñöôïc Nhaø nöôùc ñaûm baûo thöïc hieän nhaèm ñieàu chænh caùc quan heä xaõ hoäi theo ñònh höôùng Xaõ hoäi chuû nghóa.

Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) laø loaïi vaên baûn do cô quan Nhaø nöôùc, caùn boä Nhaø nöôùc coù thaåm quyeàn ban haønh theo trình töï, thuû tuïc, teân goïi do luaät ñònh nhaèm giaûi quyeát nhöõng coâng vieäc cuï theå treân cô sôû aùp duïng nhöõng vaên baûn quy phaïm phaùp luaät ñaõ ñöôïc ban haønh, coù hieäu löïc thi haønh moät laàn ñoái vôùi moät hoaëc moät soá ñoái töôïng cuï theå.

Chủ thể
Chủ yếu do cơ quan nhà nước ban hành
Chủ yếu do các cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành
Nội dung
Cha đựng quy tắc xử sự chung
Chứa đựng các mệnh lệnh cá biệt cụ thể hóa các quy tắc xử sự chung
Hiệu lực
Áp dụng nhiều lần, cho  nhiều đối tượng
Áp dụng một lần, cho một hoặc một số đối tượng cụ thể

Câu 14: So sánh biện pháp bãi bỏ và huỷ bỏ trong xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết.
Bài Làm:
Nhìn chung theo các quy định của pháp luật tại luật ban hành VBQPPL năm 2008 và nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra xử lý VBQPPL thì thẩm quyền và thủ tục xử lý của hai hình thức bãi bỏ, hủy bỏ VBPL không có sự phân biệt. Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Hủy bỏ VBPL
Bãi bỏ VBPL
-          Là biện pháp được áp dụng với VBPL bao gồm: VBQPPL, VBADPL và VBHC có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
-          Căn cứ để áp dụng hình thức hủy bỏ VB là tính trái PL của VB bị xử lí.
-          VBPL bị hủy bỏ sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm VB đó được quy định là có hiệu lực PL.
-          Nếu VB bị hủy bỏ là VBADPL thì PL còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VB. Còn đối với VBQPPL và VBHC thì PL không quy định việc bồi thường


-          Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ là các VBQPPL có dấu hiệu khiếm khuyết theo quy định của PL.
-          Căn cứ để áp dụng biện pháp bãi bỏ là sự không phù hợp hay không cần thiết của VB đó đối với quan hệ xã hội.
-          VB bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực PL kể từ thời điểm VB xử lý VB đó có hiệu lực.
-          Bãi bỏ VBPL không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VB đó.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét