Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

ĐÁP ÁN MÔN LOGIC HỌC

BÀI MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Câu 1:
Cho:   - S là tập hợp các sinh viên;
          - C là tập hợp các cổ động viên;
          - G là tập hợp các giáo viên.
          Và giữa chúng có quan hệ với nhau như hình bên:
Yêu cầu: Hãy biện luận những khả năng có thể có giữa chúng:
Trả lời:
Các khả năng có thể có giữa S, C, và G  sẽ như sau:
(1) Phần chung cho cả S, C, và G: có 3 khả năng:
          (1a) Một số S vừa là C vừa là G;
          (1b) Một số C vừa là S vừa là G;
          (1c) Một số G vừa là C vừa là S.
(2) Phần chung cho cả S với C (không liên quan đến G): có 2 khả năng:
          (2a) Một số S vừa là C nhưng không phải là G;
          (2b) Một số C vừa là S nhưng không phải là G.
(3) Phần chung cho cả C với G(không liên quan đến S): có 2 khả năng:
          (3a) Một số C vừa là G nhưng không phải là S;
          (3b) Một số G vừa là C nhưng không phải là S
(4) Phần chung cho cả S với G(không liên quan đến C): có 2 khả năng:
          (4a) Một số S vừa là G nhưng không phải C;
          (4b) Một số G vừa là S nhưng không phải C.
Câu 2: Cho phán đoán sau:
“Một số sinh viên luật sẽ trở thành những luật sư giỏi”
Yêu cầu:
a)     Nhận diện kiểu dạng của phán đoán đã cho.
b)    Tìm các phán đoán có thể có trong quan hệ với phán đoán đã cho.
c)     Tính giá trị logic của phán đoán vừa tìm được, biết rằng phán đoán đã cho có giá trị đúng.
Trả lời:
(a) Nhận diện kiểu phán đoán đã cho:
          - Về chất: Phán đoán đã cho là phán đoán khẳng định;
          - Về lượng: Phán đoán đã cho là phán đoán riêng( qua từ Một số).
Vậy, phán đoán đã cho thuộc kiểu dạng phán đoán cơ bản I (phán đoán khẳng định-riêng).
(b) Tìm các phán đoán có thể có trong quan hệ với phán đoán đã cho:
Dựa vào quan hệ giữa các phán đoán cơ bản, ta xác định được:
          (b.1) Vì phán đoán đã cho là phán đoán dạng I, nên phán đoán có quan hệ lệ thuộc với I phải là phán đoán giống với I về chất, khác với I về lượng. Vậy phán đoán có quan hệ lệ thuộc với phán đoán I đã cho phải là phán đoán dạng A(phán đoán khẳng định-chung). Phán đoán A ấy sẽ là:
          A= Mọi sinh viên luật sẽ trở thành những luật sư giỏi
          (b.2) Vì phán đoán đã cho là phán đoán dạng I, nên phán đoán có quan hệ đối chọi với I phải là phán đoán giống I về lượng, khác với I về chất. Vậy phán đoán có quan hệ đối chọi với phán đoán I đã cho phải là phán đoán dạng O(phán đoán phủ định-riêng). Phán đoán O ấy sẽ là:
          O= Một số sinh viên luật sẽ không trở thành những luật sư giỏi
          (b.3) Vì phán đoán đã cho là phán đoán dạng I, nên phán đoán có quan hệ mâu thuẫn với I phải là phán đoán khác với I cả về chất lẫn về lượng. Vậy phán đoán có quan hệ mâu thuẩn với phán đoán I đã cho phải là phán đoán dạng E(phán đoán phủ định-chung). Phán đoán E ấy sẽ là:
          A= Mọi sinh viên luật sẽ không trở thành những luật sư giỏi
          (b.4) Vì phán đoán đã cho là phán đoán dạng I, nên phán đoán có quan hệ đồng nhất với I phải là phán đoán giống với I cả về chất lẫn về lượng. Vậy phán đoán có mối quan hệ đồng nhất với phán đoán I đã cho phải là phán đoán dạng ~O(phủ định của phán đoán phủ định-riêng). Phán đoán ~O ấy sẽ là:
          O= Không phải một số sinh viên luật sẽ không trở thành những luật sư giỏi
(c) Tính giá trị logic của các phán đoán vừa tìm được:
Theo đề ra, phán đoán đã cho có giá trị đúng(đ) và là phán đoán dạng I [theo(a)]. Do vậy:
          (c1) Quan hệ lệ thuộc:              I đ thì A đ
          (c2) Quan hệ đối chọi:             I đ thì O s
          (c3) Quan hệ mâu thuẩn:                   I đ thì E s
          (c4) Quan hệ đồng nhất:           I đ thì ~O đ
Câu 3:
Tính giá trị của các biểu thức logic sau. Biết rằng P đúng, Q sai và R đúng:
          (1) [P + Q)                 R)] ^ [~(P v Q) + R)]

          (2) [(P      Q)      ~R] + [P ^ Q) v R]
Trả lời:

P
Q
R
(P+Q)
[(P+Q )        R)]
(P v Q)
[P~(P v Q) + R)]
(1)
đ
p
s
Q
đ
R
đ
(P        Q)
đ
[(P      Q)                ~R]
đ
P^Q
đ
[P ^ Q) v R]
đ
(2)
đ
s
đ
s
đ
s
đ
s

Vậy, với P(đúng), Q(sai) và R(đúng), biểu thức (1) nhận giá trị đúng, còn (2) nhận giá trị sai.
Câu 4: Hãy lập bảng ma trận về các quy luật cơ bản của logic dựa vảo các thông số sau đây:
-  Số lượng tư tưởng;
-  Nội dung cơ bản;
Ký hiệu logic;
-  Ý nghĩa.tuan2015


Số lượng tương tự
Nội dung cơ bản
Ký hiệu Lôgic
Giá trị
Quy luận cơ bản
1
-Trong những đk xác định cả về không gian lẫn thời gian và Mối liên hệ giữa chúng, một tư tưởng về đối tượng  A bất kỳ luôn xác định không đổi A chính là A tức là A đồng nhất với A.(chính xác mạch lạc rõ ràng, mạch lạc)
-Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng
lập luận phải đồng nhất với chính nó
Đồng nhất theo lôgic học nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái A là A ấy phải đồng nhất với chính nó

+ Cơ sở quy luật : Trong hiện thực mọi sự vật biến đổi không ngừng nhưng trong trạng thái ổn định ngắn A phải đồng nhất với A

A   ≡  A
A  ↔ A
A   :   A
+ Nắm vững thì ta tránh được sự mập mờ tư duy 2 nghĩa
+ Tránh các sai lầm (sự thay thế các luận đề )
+ Quy luật đồng nhất là quy luật quan trọng trong 4 quy luật nhờ có quy luật này mà con người nhận thức được thế giới

Quy luật  không mâu thuẫn (mâu thuẫn)
2
-Trong quá trình lập luận về đối tượng không được vừa phủ định , vừa khẳng định 1 cài gì đó ở cùng 1 quan hệ
-trong đk xác định trong không gian lẫn thời gian và mlh giữa chúng không thể có 2 tư tưởng trái ngược nhau mâu thuẫn nhau, phủ định  nhau được xem là chân thật.
+ Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy

+Không được khẳng định dấu hiệu A rồi lại phủ định hệ quả dấu hiệu A


(∞ A ^ ∞ A)
-Đây là hệ quả của quy luật đồng nhất. Đây là cơ sở của môn triết hoc và lôgic học của phương pháp chứng minh biện chứng
- Nhận thức sự mâu thuẫn của các sự vật ,hiện tượng trong thế giới khách quan





Quy luật bài trung







3
Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng giả dối , 1 trong 2 mâu thẫn phải chân thực
Tư tưởng phải rõ ràng , dứt khoát , không có mâu thuẫn trong tư duy

+ Đứng trước 1 vấn đề đặt ra chúng ta phải trả lời dứt khoát hoặc là A hoặc là , không được trả lời 1 cách lơ lửng (vừa phải,vừa không phải)

(∞ A ~ ∞ A)
Nếu nắm chắc và vận dụng đúng quy luật này có vai trò quan trọng trong khoa học và hoạt động thực tiễn , giúp cho tư duy con người biết lựa chọn và giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Quy luật bài chung thừa nhận những tính chất mâu thuẫn vốn có khi xem xét bản thân sự vật hiện tượng .
- Nhờ có quy luật này làm cho tư duy con người trở nên chính xác rõ ràng mạch lạc.

Quy
 luật
lý do
đầy
đủ

Nhiều

Cơ sở lôgic cua quy luật này là phạm trù nhân quả cho nên quy luật này yêu cầu lập luận cho những tư tưởng chân thực . Nó không lập luận cho những tư tưởng giả dối => Đây là cơ sở để phân biệt tư duy khoa học với tư duy không khoa học.

Mỗi tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu nó có lí do đầy đủ


Thông thường cơ sở logic trùng với nguyên nhân hiện thực nhưng cũng có nhiều trường hợp cơ sở logic không trùng với nguyên nhân hiện thực vì vậy trong thực tiễn cần phân biệt cơ sở logic với nguyên nhân của hiện thực trong việc xem xét đánh giá bản chất
 của sự vật , hiện tượng nhằm tránh và loại bỏ các sai lầm logic trong quá trình tư duy.
- Trước hết đây là hệ quả của quy luật đồng nhất. Đây là cơ sở triết học và logic học của phương pháp chứng minh trong khoa học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét