Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TA

ĐỀ I.
CÂU 1.   CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TA?

1.2. Các chức năng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước           

     
1.2.1- Chức năng nội bộ (chức năng bên trong)
           
a.Chức năng hoạch định
        
b.Chức năng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

c.Chức năng nhân sự, phát triển nguồn nhân lực

d.Chức năng ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý hành chính nhà nước (chức năng điều hành)

e.Chức năng phối hợp thực hiện thẩm quyền

g.Chức năng tài chính

h.Chức năng giám sát, kiểm tra, đánh giá

1.2.2- Chức năng can thiệp (chức năng bên ngoài)

Đó là quá trình điều tiết can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội. Sự điều tiết, can thiệp của Nhà nư­ớc và sự điều tiết, can thiệp của hành chính nhà nước là hai cấp độ khác nhau, vì vậy, cần phân biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý hành chính nhà nước.
 1.3. Cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính Nhà nước
Nền hành chính nhà nước của các quốc gia trên thế giới được tổ chức theo mô hình thứ bậc, nghĩa là, trong hệ thống hành chính nhà nước hình thành cấp trên và cấp dưới. Dù cấu trúc của nhà nước theo kiểu liên bang[1] hay đơn nhất, dù mối quan hệ giữa tổ chức hành chính nhà nước trung ương và địa phương là tập quyền, phân quyền hay tản quyền thì tính thứ bậc luôn tồn tại.
Các nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ của nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất. Lãnh thổ này được chia ra thành các đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc. Việc tổ chức nhà nước này về nguyên tắc là tập trung quyền lực vào các cơ quan nhà nước trung ương. Quyết định của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Các cơ quan nhà nước địa phương phải có nghĩa vụ tổ chức thực hiện các quyết định của các cơ quan trung ương.
Tổ chức hành chính nhà nước trung ương được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác động của nó đến toàn bộ lãnh thổ trực thuộc quốc gia, với các cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Trong hệ thống thứ bậc, phân biệt giữa hành chính nhà nước trung ương và hành chính nhà nước địa phương trở thành phổ biến. Vì vậy, hệ thống hành chính nhà nước của các quốc gia đều được phân chia thành hai nhóm: Hành chính nhà nước trung ương và Hành chính nhà nước ở địa phương. 


1.3.1- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương
Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương bao gồm Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan độc lập và các đơn vị tản quyền. Chính phủ được tổ chức theo mô hình cơ cấu chức năng, gồm:
+ Ng­ười đứng đầu chính phủ
+ Các Bộ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nư­ớc trên các lĩnh vực. Số l­ượng bộ và cách phân chia không giống nhau giữa các n­ước
+ Các cơ quan độc lập(đó là các cơ quan không thuộc bộ; thực hiện một số công việc cụ thể. Các cơ quan này ở Việt Nam được gọi là các cơ quan thuộc chính phủ);
+ Các cơ quan tản quyền

1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương

Sõ đồ 1

Chính phủ trung ýõng
 


Chính quyền địa phýõng cấp 1
 


Chính quyền địa phương cấp 2
 



Chính quyền địa phương cấp 3


Sõ đồ 2

Chính phủ
 trung ương



Chính quyền địa phương không chia theo thứ bậc chỉ khác nhau về loại

Chính quyền địa phương không chia theo thứ bậc chỉ khác nhau về loại

Chính quyền địa phương không chia theo thứ bậc chỉ khác nhau về loại




Các tổ chức hành chính địa phư­ơng có vị trí ngang nhau, đều thuộc chính quyền trung ương và độc lập với nhau về hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ.  Chúng có thể khác nhau về quy mô dân số, lãnh thổ hoặc loại hình chính quyền đô thị hay chính quyền nông thôn.

Chính quyền địa phương được phân loại theo các tiêu chí khu vực (thành thị, nông thôn); theo quy mô dân số.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


2.1.Các hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước


2.1.1.Hoạt động lập quy

2.2.Các hoạt động thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công

 

2.2.1- Khái niệm hàng hóa công cộng, dịch vụ công

III.HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


Nghiên cứu hiệu lực, hiệu quả tổ chức giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý biết được những yếu tố tác động tới hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và dự báo được hậu quả của nó trong môi trường thay đổi, trên cơ sở đó lựa chọn những biện pháp tác động thích hợp nhằm quản lý và phát triển tổ chức theo hướng mục tiêu đã xác định.

3.1.Các tiêu chí và các phương pháp đánh giá hiệu lực, hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước [[2]].


3.1.1.Đánh giá hiệu lực của tổ chức hành chính nhà nước

3.1.3..Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước

Như trên đã đề cập, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước bao gồm:
Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các nhu cẩu về quản lý xã hội đối với các tổ chức HCNN, từ đó dẫn đến những thay đổi về nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức để tổ chức thích nghi tốt hơn đối với sự thay đổi của môi trường và đáp ứng các nhu cầu mới. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài tổ chức có thể là:
Môi trường quốc tế
Môi trường trong nước
Môi trường ngành/lĩnh vực/địa phương
Mức độ tác động của các yến tố trên phụ thuộc vào quy mô, địa vị pháp lý và lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong: Đây là các yếu tố lien quan cụ thể đến tổ chức hành chính nhà nước, có vai trò quan trọng trong sự vận hành các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chức năng của tổ chức. Các yêu tố này có thhẻ bao gồm:
Địa vị pháp lý
Sự rõ ràng về mục đích, mục tiêu tổ chức
Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc vận hành
Hệ thống quản lý công vụ, công chức
Năng lực của các nguồn lực
Hệ thống đánh giá và quản lý thực thi

3.2.Cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức hành chính nhà nước


Một trong những phương thức được lựa chọn nhiều nhất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước là cải cách hành chính, hay cải cách cơ cấu và phương pháp hành chính trong tổ chức.  Các nỗ lực có kế hoạch,  chủ động đưa những thay đổi cơ bản vào tổ chức hành chính nhà nước để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công đều được gọi là cải cách hành chính trong tổ chức hành chính nhà nước,  bao gồm những thay đổi cơ bản trong:
Cơ cấu tổ chức đáp ứng sự thay đổi
Phương thức hoạt động của bộ máy
Đổi mới/cải tiến các mối quan hệ chức năng
Nâng cao chất lượng công vụ và quản lý nguồn nhân lực

Lýu ý:
-                        Số thứ tự các đề mục do ko có thời gian nên chýa đýợc sắp xếp;
-                        Cần có một số đánh giá thực trạng, liên hệ thực tế.


Câu 2.  Chính sách công, đánh giá một số chính sách công của Nhà nước ta hiện nay:

I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

1.1. Sự tồn tại của chính sách công        

     
 Theo tiến trình lịch sử thì những quan tâm đầu tiên về chính sách công được xuất hiện cùng với sự ra đời của nền dân chủ Hy Lạp, nhưng khoa học chính sách chỉ mới nổi lên từ giữa thế kỷ XIX, lúc mà khoa học chính trị bắt đầu chuyển trọng tâm nghiên cứu từ triết học chính trị sang nghiên cứu các thể chế, cơ cấu tổ chức nhà nước, thái độ và hành vi ứng xử của các tổ chức và các cá nhân.
        Những năm đầu của thế kỷ XX, Chính phủ các nước Tư bản đã dùng chính sách kinh tế để can thiệp vào hoạt động cụ thể của thị trường, làm cho các quy luật kinh tế-xã hội diễn ra theo ý muốn tập trung của Nhà nước nhằm chống lại sự đổ vỡ của nền kinh tế tự do.

1.2. Khái niệm chính sách công
Từ những luận giải trên đây, có thể khái quát về khái niệm về chính sách công như sau:
        Chính sách công là định hướng hành động do Nhà nước lựa chọn để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, phù hợp với thái độ chính trị và điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi thời kỳ.
      Theo khái niệm có thể thấy, chính sách công là loại công cụ mang tính chính trị  do nhà nước tạo dựng để tác động đến các đối tượng quản lý trong xã hội  một cách ổn định. Định hướng chính trị của chính sách công là mục tiêu theo đuổi của nhà nước và xã hội cùng với phương thức tác động do Nhà nước lựa chọn trong mỗi loại chính sách. Trong đó, mục tiêu là những giá trị phù hợp với thái độ ứng xử của Nhà nước trong mỗi giai đoạn; phương thức tác động bao hàm nội dung và hình thức của cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Điều kiện tồn tại của một chính sách công là tổng hoà những hành động tích cực theo định hướng chính trị của Nhà nước nhằm chủ động giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.

1.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách công

       
1.3.1 Chủ thể của chính sách công.
      
Chính sách công là sản phẩm của quá trình quản lý nhà nước, nên chủ thể ban hành chính sách nhất thiết phải là Nhà nước.
1.3.2  Đối tượng của chính sách công.
    
Đối tượng chính sách công là những cá nhân, tổ chức có mối quan hệ với nhau và với các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, hay môi trường.

1.4. Phân loại chính sách công

     
Để quản lý nền kinh tế- xã hội phát triển theo định hướng, Nhà nước cần sử nhiều hệ thống chính sách khác nhau.

1.5. Chu trình chính sách.

     

1.5.1 Hoạch định chính sách.
1.5.2. Thực thi chính sách công
1.5.3. Duy trì chính sách
1.5.4 Đánh giá chính sách

II. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG


2.3. Qui trình phân tích chính sách.

 

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu phân tích chính sách.
Bước 2 : Chuẩn bị cho công tác phân tích.
Bước 3: Thực hiện phân tích chính sách.
Bước 4:  Sử dụng kết quả phân tích.

III. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH

3.1.  Ý nghĩa của đánh giá chính sách.

đánh giá chính sách sẽ giúp chúng ta biết được một cách tổng quát nhất về tình hình thực hiện các bước trong tiến trình chính sách;  khẳng định hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước thông qua sản phẩm chính sách được hoạch định và việc thực thi chính sách của các cấp chính quyền.

3.2. Nội dung đánh giá một chính sách.


3.2.1.  Đánh giá chung về một chính sách.
Nội dung đánh giá chung bao gồm:
Đánh giá chung về sứ mệnh của một chính sách;
Đánh giá về khả năng ứng phó của chính sách;
Đánh giá về thời hạn tồn tại của chính sách;
Đánh gía về giá trị tương lai của chính sách.
3.2.2.  Đánh giá tác động của chính sách.
Đánh gía tác động gián tiếp
     Khi đánh giá tác động trực tiếp của chính sách, các nhà phân tích cần dựa vào những tiêu chí chủ yếu sau:
Hiệu quả kinh tế;
Hiệu quả xã hội;
Hiệu quả môi trường;
Hiệu lực hành chính.

Đánh giá tác động gián tiếp.
    Nhiều khi tác động gián tiếp của chính sách lại có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống xã hội, vì thế khi đánh giá tác động của chính sách chúng ta không thể bỏ qua nội dung đánh giá này. Những tiêu chí chủ yếu để đánh giá tác động gián tiếp của chính sách thường là :
Tác động của chính sách lên các công cụ quản lý khác ;
Tác động làm xuất hiện các vấn đề cần giải quyết ;
Tác động đến ý thức và hành vi của người dân trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội vì mục tiêu chung ;
Tác động đến môi trường sống trong xã hội.

Lýu ý:
-                         Phần đánh giá một số chính sách công của Nhà nýớc ta hiện nay đề nghị các bạn liên hệ thực tế;
-                        Số thứ tự các đề mục do ko có thời gian nên chýa đýợc sắp xếp.








TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Cơ cấu tổ chức của Bộ máy hành chính nhà nước theo Hiến pháp 1992 ?
A. Chính phủ:
1.Về cơ cấu tổ chức:
+ Chính phủ được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm); Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thương vụ Quốc hội;
+ Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.
Chính phủ hoạt động theo hai thiết chế quyền lực: tập thể Chính phủ (Điều 112 - Hiến pháp 1992, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) và người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ (Điều 114 – HP năm 1992 về nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ).
Bộ và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mính phụ trách trong phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ . Ngoài ra, tổ chức chính phủ nước ta còn có những cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định thành lập. Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều điểm khác với Bộ, cơ quan ngang Bộ - là những cơ quan của Chính phủ.
2.Vị trí của Chính phủ:
Theo Điều 109 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, vị trí của Chính phủ được xác định vừa trong quan hệ với Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vừa trong quan hệ với cả bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước.
- Trong quan hệ với Quốc hội, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTV Quốc hội; chịu sự giám sát của Quốc hội, và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Trong quan hệ với bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cấp cao nhất toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; Chính phủ thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động hành chính của bộ máy nhà nước.
Tuy vị trí của Chính phủ được xác định trong hai quan hệ, nhưng xét về nội dung là thống nhất với nhau: chấp hành của Quốc hội cùng là thực hiện quyền hành chính nhà nước cao nhất; là một thiết chế chính trị - hành chính.
3.Vai trò của Chinh phủ:
Vai trò của Chính phủ thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Vai trò của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ do Hiến pháp quy định tại Điều 112, Hiến pháp năm 1992 (sữ đổi).
B. Bộ - Cơ quan ngang Bộ:
1.Vị trí, chức năng của Bộ - Cơ quan ngang Bộ:
Bộ , cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các địch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật (theo Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11, ngày 05/8/2002 của Quốc hội, cơ cấu tổ chức Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam gồm 20 Bộ, 06 cơ quan ngang Bộ).
- Cơ quan Chính phủ là cơ quan do Chính phủ quyết định thành lập (không cần Quốc hội phê chuẩn). Cơ quan thuộc Chính phủ có 2 loại:
+ Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quan lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.Cơ cấu tổ chức của Bộ:
- Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
- Cục, Tổng cục (không nhất thiết Bộ nào cũng có);
- Các tổ chức sự nghiệp.
Trong đó:
+ Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, một việc không giao cho nhiều vụ.
+ Cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cục thành lập phòng và đơn vị trực thuộc. Cục có con dấu và tài khoản riêng.
+ Tổng cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp, không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức Tổng cục, bao gồm: cơ quan Tổng cục (gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc); Cục ở cấp tỉnh, chi cục (ở cấp huyện nếu có). Tổng cục có con dấu và tài khoan riêng.
+ Tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ được thành lập để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công; tổ chức sự nghiệp của Bộ không có chức năng quản lý nhà nước.
C. Chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
1. Vị trí, vai trò chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Chính quyền địa phương được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối chính quyền trung ương. Nhiệm vụ, quyên hạn của chính quyên địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương tuyệt đối không phải là một “nhà nước con” trong nhà nước thống nhất. Nhưng nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhân dân làm chủ không phải chỉ trên phạm vi cả nước thông qua Quốc hội mà còn làm chủ trong phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ các cấp được pháp luật quy định.
Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cấp huyện, quân, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phương, thị trấn) ở mỗi cấp đều có hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân nhân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kết hoach phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng an ninh ở địa phương; vế các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước..
- Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của nước ta bao gồm: UBND ở ba cấp và các cơ quan chuyên môn của UBND. UBND ở mỗi cấp do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước ta được tổ chức vừa tạo thành một hệ thống hành chính thống nhất thứ bậc, thống nhất từ TW (Chính phủ) đến địa phương, cơ sở (xã , phường) ; vừa gắn bó với nhân dân và cơ quan đại biểu của nhân dân (HĐND).
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở.
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho UBND từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) từ Điều 82 đến Điều 113.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND
Về tổ chức, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND, còn các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu cử các thành viên UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Số lượng thành viên UBND các cấp gồm:
- UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng thành phố Hà Nội và TP HCM có không quá 13 thành viên).
- UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên.
- UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
UBND các cấp là cơ quan thẩm quyền chung (thẩm quyền trên nhiều lĩnh vực) được tổ chức thành hai thiết chế thẩm quyền: thiết chế tập thể UBND và thiết chế người đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND.
Các cơ quan chuyên môn của UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn của UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.










QUYẾT ĐỊNH VÀ CƯỠNG CHẾ
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Để 1 quyết định thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì chủ thể cần phải làm gì khi ra quyết định hành chính?
1. Khái niệm: QĐ QLHCNN là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước.
Khi thực hiện chức năng quản lý hành chính NN, cơ quan QLNN có quyền tham gia bất kỳ quan hệ xã hội nào vì cơ quan HCNN có quyền quản lý tất cả các lĩnh vực.
Hoạt động của CQHCNN mang tính chất quyền lực pháp lý: có luật, những văn bản dưới luật.
Trong hoạt động QLHCNN dùng nhiều biện pháp khác trong đó có quyết định hành chính để điều chỉnh một cách kịp thời
QĐHC là phương tiện văn bản không thể thiếu trong hoạt động QLHC.
Các dấu hiệu của QĐQLHCNN: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng dấu hiệu.
2. Để 1 quyết định thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì chủ thể cần phải làm gì khi ra quyết định hành chính?
a. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính
* Giai đoạn ban hành quyết định hành chính:
- Bước 1: Điều tra, nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá tình hình căn cứ ra QĐ, dự đoán lập ra phương án và lựa chọn phương án tốt nhất.
+ Kiểm tra tính khách quan của thông tin, tránh định kiến và chủ quan
+ Chỉnh lý nguồn thông tin theo yêu cầu
+ Xử lý, tìm ra giải quyết những tình huống phát sinh
+ Nghiên cứu, sử dụng những phương án đưa ra trong quyết định ( phương án phức tạp phải đề xuất ra nhiều tình huống để xử lý), bảo đảm về lợi ích KTXH
+ Bảo đảm phương tiện trong QĐ ( vật chất)
+ Xây dựng phương án, chú ý về mặt pháp lý
- Bước 2: Soạn thảo quyết định
+ Đưa ra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, tránh đưa ra những ý kiến tùy tiện không đúng
+ Tham gia ý kiến của dân vì nhân dân tham gia QLNN
+ Những QĐ mang tính chất CT – KT – VH –XH quan trọng yêu cầu phải hỏi ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, tránh để lộ bí mật quốc gia.
- Bước 3: Thông qua QĐ
@ Thông qua chế độ lãnh đạo tập thể ( thẩm quyền chung), quyết định theo đa số
+ Chuẩn bị cuộc họp để thông qua
+ Tài liệu phải đưa trước cho đại biểu 2 ngày
+ Trọng tâm trong hội nghị: nội quy phát biểu
+ Sơ kết để đưa ra đề án chính của vấn đề
+ Các thành viên tham gia chịu trách nhiệm
@ Thông qua chế độ thủ trưởng
+ Thủ trưởng có quyền quyết định
+ Bản lĩnh của Thủ trưởng
+ Tránh đưa hết vào tham mưu
# Thủ trưởng cần tránh 4 sai lầm:
+ Ra những QĐ không nắm vững thực tế
+ Quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không kiểm tra kỹ
+ Ra những QĐ dựa hẳn vào quyết định của cấp trên
+ Ra những QĐ không đúng thẩm quyền.
- Bước 4: Ra văn bản
+ Thể thức văn bản
+ Sửa chữa các lỗi nếu có
+ Người có thẩm quyền ký vào VB có trách nhiệm trước VB mình đã ký
*. Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định hành chính:
- Bước 1: Nhanh chóng triển khai để thực hiện QĐ
+ Cấp dưới triệt để thực hiện QĐ
+ Công bố thực hiện QĐ, theo đúng đối tượng bảo đảm dân chủ
- Bước 2: Tổ chức thực hiện quyết định
+ Cần phân côngcán bộ, đồng thời đảm bảo những phương tiện để thực hiện: tài chính, vật chất
+ Biện pháp: đại trà, làm thí điểm ( làm thử), rút kinh nghiệm
- Bước 3: Xử lý thông tin phản hồ, điều chỉnh quyết định kịp thời.
+ Thông tin phản hồi là MLH ngượccủa quản lý
+ Điều chỉnh khi có những phát sinh nhất định khi cần thiết
+ Thực hiện quyết định
* Giai đoạn kiểm tra và thực hiện QĐ hành chính:
@ Chế độ kiểm tra:
+ KT công việc để tạo ra hiệu qủa nhất định
+ Nắm tình hình thực hiện QĐ
+ Phát huy những mặt tốt, khắc phục nhược điểm
+ Phương pháp KT đúng mục đích, yêu cầu
@ Hình thức kiểm tra: Thường xuyên, đột xuất
@ Xử lý kết quả kiểm tra: Đôn đốc, thực hiện; khen thưởng; Xử lý các vấn đề sai phạm; 
* Giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện QĐ
+ Sơ kết: đánh giá trung thực những việc làm được, chưa được
+ Tổng kết: đúng
b. Tính hợp pháp và hợp lý của QĐHC
Nguyên tắc quản lý NN bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định quản lý hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định QLHC được ban hành trên cơ sở HP, Luật, văn bản của cơ quan NN cấp trên và phải nhằm thực hiện pháp luật. Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối, chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, khả năng quản lý nhà nước trong từng gia đoạn cụ thể.
Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định QLHC có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định QLHC, các cơ quan hành chính nhà nước phải bảođảm tính hợp pháp và hợp lý, nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận. Nhưng cũng có những trường hợp, tính hợp pháp và hợp lý không đo062ng nhất với nhau. Lý do chính là cơ quan ban hành chưa kịpsửa chữa những quyết định đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa, hoặc cơ quan ban hành không tính hết được những đặc điểm của từng địa phương, cơ sở nên có thể quyết định phù hợp với nơi này nhưng không phù hợp với nơi khác. Trong trường hợp này các địa phương, cơ sở khi áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị với cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, cơ sở. Trong mọi trường hợp, tính hợp pháp luôn có ưu thế hơn so với tính hợp lý nên không thể vì lý do hợp lý màcoi thường quyết định của cấp trên, tự ban hành những quy định riêng trái với quy định của pháp luật.
* Các yêu cầu của tính hợp pháp:
Tính hợp pháp của QĐ QLHC được thể hiện trong các yêu cầu sau:
- Các QĐ QLHC phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Có nghĩa là các QĐHC không được trái với HP, Luật, văn bản pháp quy của cơ quan NN cấp trên. Hay nói ngắn gọn các QĐ hành chính không được vi luật
- Các QĐ QLHC phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết những vấn đề nhất định do pháp luật giao cho,không lạm quyền và lẫn tránh trách nhiệm (không vi quyền)
- QĐ QLHC phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống QLNN và đời sống dân sự xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới ra các QĐ nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể.
- QĐ QLHC phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.
+ Về hình thức, các QĐ QLHC phải đúng tên gọi, thể thức và hình thức thể hiện văn bản hay văn nói.
+ Những sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp.
+ Về thủ tục ban hành, các QĐQLHC phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho QĐ hành chính trở thành bất hợp pháp.
* Các yêu cầu của tính hợp lý:
- QĐQLHC hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng QĐQLHC chỉ hợp lý khi nó hợp pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lí do hợp lý, phù hợp với nhu cầu của địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của QĐ. Một QĐHC được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau:
+ QĐQLHC phải bảo đảm hài hòa lợi ích của NN, tập thể và cá nhân. Không nên ra các QĐHC vì mang lại lợi ích công cộng mà gây thiệt hại cho công dân, ngược lại, tránh vì vụ lợi cho 1 tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý lợi ích giữa NN và XH. Coi lợi ích của NN và lợi ích chung của công dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của QĐHC.
+ QĐQLHC phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. QĐ cần chỉ cụ thể các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể phương tiện thực hiện quyết định.
+ QĐQLHC phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện. ND của QĐ phải tính hết các yếu tố CT, KT, VH, XH;phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả, mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương tiện thực hiện. các biện pháp trong QĐ phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong QĐ liên quan.
+ QĐQLHC phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG

1.TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG

1.1. Khái niệm chính sách công.
• Chính sách: Là những hành vi ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại  trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Chính sách công:
-Do NN đưa ra nhằm xác định rõ cái gì NN làm và tại sao NN làm cũng như cái giá phải trả cho việc làm đó.
 -Là sự phân bổ giá trị mang tính quyền lực của NN cho toàn XH và cái mà CP làm( hay không làm) đều gắn được sự phân bổ đó.
Khoa học chính sách chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu chính sách công. Mục đích nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
Để thực hiện các chức năng của mình, NN sử dụng tổng hợp hệ thống các công cụ quản lý, trong đó các kế hoạch, chính sách và pháp luật là những công cụ quan trọng nhất.
Các công cụ quản lý XH của NN
- Pháp luật
- Chính sách công
- Bộ máy nhà nước,cán bộ - công chức
- Tài sản công (ngân sách NN, đất đai và tài nguyên, công khố, kết cấu hạ tầng, các doanh nghiệp nhà nước)
-Hệ thống thông tin nhà nước…
Sự tồn tại của CS
- CSC tồn tại khách quan để duy trì sự phát triển không ngừng nền KT - XH của một quốc gia.
- Ở các nước tư bản: Chính sách công thể hiện vai trò (mức độ) của NN trong việc dùng các công cụ chính sách để can thiệp vào thị trường.
- Các quốc gia đang chuyển đổi: Sự thay đổi không đoán trước của chính sách công.
- Ở các nền kinh tế tập trung: Chính sách công để điều hành trực tiếp.
- Việt Nam: Chính sách công (được thể hiện) trong Hiến pháp 1992, Luật NN, Luật HC.
CSC (được thể hiện) trong Hiến pháp 1992, Luật NN, Luật HC.
VD- Chính sách Dân tộc ( Hiến pháp 1992- Điều 5)
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. NN thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính sách đối ngoại(Điều 14)
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; …
Chính sách phát triển KT - Điều 15
Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

- Có nhiều quan niệm về CSC:
- Là một chuỗi các quyết định hoạt động của NN nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống KT- XH theo mục tiêu xác định.
- Paul Samuelson : “Chính sách còn là sự thỏa hiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế ngay cả khi không ban hành chính sách”.
+Phải hiểu rằng: có những lúc NN không làm chính sách tức cũng là chính sách.
+ VD: Không can thiệp vào giá cả nhập xăng dầu, xe ô tô…
FTức là thực hiện chính sách không can thiệp vào các lĩnh vực nào đó trong khoảng thời gian nhất định.
- James E.Anderson: “Chính sách công là những hoạt động nên hay không nên làm do Nhà nước quyết định lựa chọn
- William Jenkin “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”.
- B. Guy Peter: “Chính Sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”.
- Hoa Kỳ: Chính sách công là tất cả những công việc mà chính quyền thi hành đến dân
* Chính sách công:
- Là những hành động của NN nhằm hướng tới những mục tiêu của đất nước.
- Chính cách công là một bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược.
- Điều kiện tồn tại của 1 CS:
- Là tổng hoà những hành động tích cực theo định hướng chính trị của NN nhằm tác động, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.
      - Được thể hiện bằng cách thức ứng xử của chủ thể quản lý của NN.
VD: Các CS
- Chính sách của Liên hiệp quốc;
- Chính sách của một Đảng;
- Chính sách của Chính phủ;
- Chính sách của một Bộ;
- Chính sách của Chính quyền địa phương;
- Chính sách của một Tổ chức, Đoàn thể, Hiệp hội…
- Chính sách của một doanh nghiệp.
- Các dấu hiệu của csc:
- Các hoạt động đó cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách (không phải là tất cả các vấn đề một cách toàn diện).
- Luôn có một hoặc nhiều mục tiêu xác định
- Được các chủ thể theo đuổi thực hiện trong một thời gian tương đối dài và không có hạn định cụ thể.
- Phần lớn quy định có tính quy phạm (bắt buộc) nhưng cũng có thể mang tính định hướng cho hành vi.
- Vấn đề CS là vấn đề chung của XH, vì lợi ích chung.
- Do NN ban hành, NN là chủ thể thực hiện chính, đóng vai trò tổ chức thực hiện và vận động, huy động, khuyến khích các chủ thể khác trong XH cùng thực hiện.
- Nhà nước có thể dùng quyền lực NN để cưỡng bức thực hiện chính sách công.
- Hình thức chủ yếu của chính sách công là VBQPPL
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm CSC:
- Tiếp cận theo thể chế NN
- CSC là sản phẩm của các thể chế NN trong mối quan hệ hợp tác, kiểm tra, kiểm soát và khống chế, cân bằng nhau
- CSC là toàn bộ các nội dung được NN quy định trong hệ thống VBPL từ HP, các đạo luật đến các VBPQ.
• Thể chế NN khác nhau→hệ thống CS khác nhau giữa các nước.
Thể chế NN: Các mối quan hệ mang tính hành vi; Các đảng phái chính trị.; Các tổ chức XH; Các nhóm lợi ích.
- Điều kiện KTXH: Thu nhập;  Lạm phát, thất nghiệp; Y tế, văn hóa, giáo dục; Khác
CSC trên tất cả các lĩnh vực: Con người; Quốc phòng; An ninh; Y tế; Kinh tế; Giáo dục….
Tiếp cận theo quan điểm QLHCNN
-CSC là những hoạt động cụ thể của Chính phủ - Là quá trình đưa ra các CS tác nghiệp cụ thể trên các lĩnh vực.
+Là báo cáo tường trình trước cơ quan NN và công dân ý tưởng của CP, cơ quan HP nhằm đạt những mục tiêu nhất định trong những điều kiện cụ thể
          +Quan điểm của CP và cơ quan HP về những việc sẽ làm hay không làm trong những điều kiện cụ thể.
           +Là bản kế hoạch định hướng cho các nhà QL các cấp trong hệ thống thực thi quyền HP đưa ra các QĐ cần thiết phù hợp với môi trường CT, KT, XH tại địa phương nhằm biến ý tưởng CS thành sản phẩm cụ thể.
          + định của cơ quan NN nhằm xác lập và hỗ trợ cho các DN có cơ hội thành công và phát triển trong KTTT
Tiếp cận theo quan điểm CS là một phạm trù:
- VD: CS công nghiệp được coi là toàn bộ CS của CP thực hiện nhằm thay đổi sự phân phối các nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp mà trước đó chưa đề cập đến.
- Khi nghiên cứu cần xem xét tổng thể hệ thống các VB liên quan bao gồm các luật, VBPQ.
( Đồng nhất CSC với VBPL)

ĐN: CSC là định hướng hành động mà nhà nước lựa chọn đối với các vấn đề nảy sinh trong đời sống XH nhằm đạt được mục tiêu định trước
Những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, xã hội→Mâu thuẩn + Nhu cầu của xã hội → Vấn đề chính sách
- Đặc điểm CSC
+ Do cơ quan nhà nước ban hành.
+ Có tính phổ biến, chung.
+ Tác động lên cộng đồng, có mục tiêu, mang tính ổn định.
+ NN sử dụng quyền lực NN để cưỡng chế thi hành
*Cấu trúc  của chính sách     Mục tiêu+ Biện pháp
-MụctiêucủaCS
(Chủ đạo - Quyết định sự tồn tại của chính sách)
+ Thể hiện những giá trị mà chủ thể ban hành chính sách hướng tới.
+ Đó là các mục tiêu có tính định tính,
+ Mục tiêu là yếu tố quyết định.
          Là những giá trị tương lai mà NN theo đuổi phù hợp với thái độ ứng xử của NN.
- Biện pháp của chính sách
+ Là cách thức mà NN sử dụng cho phù hợp với mục tiêu của CS và thái độ ứng xử của NN.
+ Thể hiện cách giải quyết vấn đề của chủ thể ban hành chính sách
+ Là các giải pháp để thực hiện mục tiêu
+ Có tính chất như các cơ chế, quy phạm xử sự chung chứ không phải là các quyết định cá biệt, ngẫu nhiên
+ Có nhiều loại biện pháp: trực tiếp, gián tiếp, chính, phụ (bổ trợ), kinh tế, giáo dục, hành chính …
- Quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp
+ Quan hệ tập hợp: 1 mục tiêu được thực hiện bằng nhiều biện pháp.
+ Quan hệ tương thích: Mục tiêu mang tính chất gì→biện pháp có tính chất đó.
+ Quan hệ vận động: Mục tiêu không tăng giảm, biện pháp tăng giảm theo giai đoạn
Mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng và hướng tới mục tiêu chung
Mục tiêu chính sách phải phản ánh mong muốn của NN về những giá trị KT, XH cần đạt được trong XH
1.2.Chủ thể, đối tượng của CSC
1.2.1. Chủ thể của CSC: Cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình chính sách.
- Những người tham gia XD chính sách:
          + Các nhà phân tích CS.
          + Nhóm ảnh hưởng đến quyết định CS.
          + Các nhà có thẩm quyền quyết định CS.
- Những người thực hiện chính sách:
- Các tổ chức, nhóm XH, cá nhân tham gia vào quá trình biến các thiết kế CS trở thành hiện thực.
- Những người thụ hưởng CS
1.2.2. Đối tượng của CSC
1.3.Vai trò cuả công cụ CS trong QLNN
- Định hướng hành động cho các chủ thể.
- Khuyến khích các hoạt động KTXH.
- Phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của KTTT
- Phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển.
- Tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động trong nền KTXH.
- Dẫn dắt, hỗ trợ các bộ phận trong nền KT.
- Phối hợp các hoạt động của các ngành, các cấp.
* Hệ thống công cụ CS của NN
- Luật pháp, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, giáo dục, thuyết phục, thanh tra, kiểm tra, sức mạnh KT NN, cán bộ, tổ chức, tư tưởng, lý luận,….
- Pháp luật
- Chính sách công
- Bộ máy nhà nước,cán bộ - công chức
- Tài sản công (ngân sách NN, đất đai và tài nguyên, công khố, kết cấu hạ tầng, các doanh nghiệp nhà nước)
- Hệ thống thông tin nhà nước
- Văn hóa dân tộc
* Các công cụ chính sách
- Các loại công cụ trực tiếp như đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đầu tư, trợ giá, hỗ trợ di dân...
- Các loại công cụ gián tiếp thông qua hệ thống tài chính, thuế với các khoản ưu đãi về thuế, lãi suất tín dụng, lãi suất ngân hàng, ưu đãi tronng việc nhập khẩu trang thiết bị, giảm phí sử dụng các dịch vụ công cộng, ưu tiên nhận đầu tư,đào tạo và sử dụng lao động…
 * Tính công cụ của chính sách
- Chính sách thể hiện được ý chí của chủ thể trong các mối quan hệ đối nội hay đối ngoại.
- Bằng chính sách, chủ thể sẽ điều khiển được các quá trình kinh tế, xã hội vận động theo ý muốn của mình.
- Tạo dựng và củng cố mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý trong một môi trường nhất định.
- Giúp đo lường kết quả quản lý của chủ thể.
KL: CS là một công cụ QL đắc lực của các chủ thể nói chung, NN nước nói riêng.
* Vai trò của chính sách
1.3.1.Vai trò định hướng
- Nhà nước làm nhiệm vụ định hướng phát triển cho XH, khuyến khích các lực lượng, các thành phần KT cùng với NN sử dụngnguồn lực vào các hướng phát triển hợp lý., phân bổ các
- Định hướng thông qua 2 thành phần cấu trúc của CS:
                   + Mục tiêu CS.
                   + Các biện pháp CS.
- Sự tham gia ủng hộ của công dân, tổ chức ngoài NN là rất quan trọng đối với các CS loại này
VD:
- Chính sách dân số (ngày 10-10-2002 Ds Việt Nam: 80 triệu người, 2010: 88-89 triệu người)
- Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể.
- Chính sách khuyến khích phát triển trang trại.
- Chính sách xã hội hoá giáo dục, y tế.
1.3.2.Vai trò khuyến khích
Nhà nước chủ động dùng nguồn lực của quốc gia để khuyến khích, tạo lực đẩy cho việc phát triển theo hướng mà  NN cho là đúng.
1.3.3. Vai trò kiềm chế, hạn chế các mặt tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội
- Chính sách chống độc quyền trong kinh doanh
- Chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước
- Chính sách chống gian lận thương mại
- Chính sách hạn chế kinh doanh các ngành nghề “nhạy cảm” với tệ nạn xã hội
1.3.4.Vai trò tạo lập các cân đối trong phát triển
- Chính sách khuyến khích đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
- Các chính sách nhằm cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu (cân bằng cán cân thanh toán).
- Các chính sách điều chỉnh tốc độ tăng dân số để cân đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.3.5.Vai trò kiểm soát và phân phối nguồn lực
- Nguồn tài nguyên:
       VD: chính sách của NN về kiểm soát khai thác nước ngầm.
- Nguồn tài chính (ngân sách quốc gia)
+ Chính sách phân cấp chi thu ngân sách NN.
+ Chính sách xoá đói giảm nghèo – Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010
- Nguồn nhân lực:
+ Chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao.
+ Chính sách khuyến khích cán bộ khoa học – kỹ thuật đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa.
1.3.6. Vai trò tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động KT - XH
- Các chính sách nhằm phát triển nền KT nhiều thành phần, các thành phần KT cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Các chính sách nhằm cải thiện môi trường KT và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
  1.3.7.Vai trò điều chỉnh
- Nhà nước dùng quyền lực nhà nước để răn đe, ngăn chặn, cưỡng chế, phòng ngừa các hiện tượng có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích công.
- Duy trì trật tự an toàn XH, an ninh quốc gia.
       VD: Chính sách phòng chống tệ nạn XH, nhất là nạn ma tuý và tai nạn giao thông
- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân
VD: Chính sách nghĩa vụ quân sự, chính sách thuế, Chính sách bảoDuy trì sự công bằng về quyền lợi giữa các công dân và nhóm công dân, giữa các thành phần KT
VD: Chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước
- Bảo vệ sự phát triển bền vững của cộng đồng
VD: Chính sách về bảo vệ và cải thiện môi trường
    -  Bảo hộ sở hữu trí tuệ
1.3.8. Vai trò điều tiết
- Còn gọi là chính sách phân phối lại (lấy của người giàu trao cho người nghèo) nhằm điều tiết sự mất cân bằng, phân hoá giàu nghèo, bất công của xã hội
VD:
 + Chính sách thuế thu nhập
+ Chính sách trợ giá nông sản
+ Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng
+ Chính sách viện phí, Chính sách trợ giúp cho người nghèo được khám chữa bệnh

1.4.  Chu trình chính sách
Khái niệm: Chu trình chính sách được hiểu là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội.
- Phát hiện mâu thuẩn
- Xác định vấn đề chính sách
- Hoạch định chính sách
- Thực thi chính sách
- Duy trì chính sách
- Đánh giá chính sách
- Phân tích chính sách.
Nhận xét:
         Gồm 7 bước, số bước chỉ là tương đối
         Tính khép kín, lặp lại, khởi đầu từ Phát hiện mâu thuẫn và Xác định vấn đề chính sách.
         Tính chất trình tự, theo một trật tự nhất định
         Vai trò của phân tích chính sách (không phải là một bước),
         Có thể làm gọn số bước còn 2, 3 bước.
Một cách tổng quát, có 3 giai đoạn:
1.     Hoạch định chính sách
2.     Thực thi chính sách
3.     Đánh giá chính sách
1.4.1.Phát hiện mâu thuẫn.
1.4.2.Xác định vấn đề chính sách
         Tính bức xúc của vấn đề chính sách.
         Tính thời cơ ban hành chính sách:
                   - Thời điểm tại 1 không gian hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thực hiện CS.
         Khả năng giải quyết vấn đề:
                   - Năng lực, tiềm lực có thể huy động vv giải quyết vấn đề.
         Khả năng tồn tại trong hệ thống công cụ.
         Kết quả, hiệu quả của CS
         1.4.3.Vấn đề chính sách
          - Là những mâu thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần được giải quyết bằng chính sách để thoả mãn những nhu cầu nhất định của hội.

          - Những nhu cầu tương lai của đời sống XH cần đạt được bằng CS
          chính sách để thoả mãn những nhu cầu nhất định của hội.
         Xác định lại vấn đề.
         Xác định mục tiêu.
         XD các phương án lựa chọn.
         Lựa chọn phương án.
         Thẩm định phương án.
         Quyết nghị chính sách.
         Ban hành và công bố chính sách.
1.4.4. Các bước tổ chức thực thi chính sách
         Xây dựng kế hoạch.
         Triển khai thực hiện chính sách.
         Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
         Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
         Duy trì chính sách
         Điều chỉnh chính sách
         Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
         Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
1.5. Phân loại chính sách
1.5.1. Sự cần thiết phải phân loại chính sách
     Các hoạt động KT, XH, môi trường đan xen vào nhau hết sức phức tạp, do vậy các CS tồn tại trong điều kiện trên có thể vừa thúc đẩy nhau, vừa kìm hãm  lẫn nhau.
     Nếu không nắm chắc tính năng, tác dụng các loại chính sách CS điều chỉnh bằng CS, nhưng lại có lĩnh vực bị CS điều chỉnh chồng chéo dẫn đến hạn chế tác dụng, kém hiệu quả.
1.5.2. Các tiêu chí phân loại CSC   
*Theo tiêu chí lĩnh vực hoạt động
          Bao gồm nhiều loại:
       Chính sách kinh tế
       Chính sách xã hội
       Chính sách văn hoá
       Chính sách giáo dục
       Chính sách an ninh, quốc phòng
       Chính sách đối ngoại
      
*Theo chủ thể ban hành
         Chính sách của Nhà nước (còn gọi chính sách công),
         Chính sách của các Doanh nghiệp,
         Chính sách của các Tổ chức phi chính phủ khác.
Theo cách phân loại trên thì CSC nền tảng cho CS các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nên tính ổn định, tính bao hàm của CSC thường cao hơn.
*Theo tiêu chí cấp độ chính quyền ban hành
         nhiều ý kiến khác nhau:
       CSC chỉ do chính quyền Trung ương ban hành.
       CSC chủ yếu do chính quyền Trung ương ban hành, còn chính quyền địa phương thì chủ yếu thực thi CS. Nếu hoạch định CS thì cũng chỉ đến chính quyền cấp tỉnh.
       Tất cả các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều thẩm quyền ban hành chính sách công.
         Phụ thuộc vào mức độ phân quyền của từng quốc gia
* Theo tính chất ứng phó của chủ thể
- Chính sách chủ động
- Chính sách thụ động
*Theo tính chất tác động
- Chính sách thúc đẩy kìm hãm
- Chính sách điều tiết tạo lập môi trường.
- Chính sách tiết kiệm tiêu dùng
* Theo phạm vi quan hệ
- Chính sách đối nội.
- Chính sách đối ngoại
*Theo tiêu chí thời gian thực hiện, có 3 loại: Dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
- Chính sách dài hạn
VD: CS phát triển nền KT nhiều thành phần: NN thực hiện nhất quán Chính sách phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN (Điều 15 HP sđ 2001) :
Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
- Chính sách trung hạn
         Thời gian thực hiện từ 3-5 năm.
         VD: Nghị quyết số 16/2000/NQ - Chính phủ ngày 18-10-2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp mục II.4 về CS đối với cán bộ, công chức thuộc diện tinh giản biên chế, áp dụng trong 3 năm 2000-2002
- Chính sách ngắn hạn
Hiện nay nhiều quốc gia thực hiện phân loại chính sách theo mục tiêu tác động nên chỉ bao gồm ba loại bản :
          • Chính sách phát triển con người,
          • Chính sách đối nội
          • Chính sách đối ngoại.

2.     PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG

2.1. Khái niệm phân tích CSC.
Phân tích: Là quá trình phân giải tài liệu để chủ thể có được thông tin cho việc ra một quyết định quản lý.
Phân tích CSC là phân giải các hoạt động liên quan đến chu trình CS nhằm chỉ ra những mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố cấu thành trong hoạt động CS, giúp nhà QL đưa ra được những quyết định đúng.
- Hoạt động phân tích CS: Là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả của CS để đưa ra kết quả tổng hợp về CS
•Sản phẩm của phân tích chính sách
          - Lời khuyên
          - Những kiến nghị→      Thông qua xã hội dân sự
  Phản biện xã hội…
- Từ những năm 1960, PTCS đã trở thành một ngành khoa hoc trong KHHC và quản lý  nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo NN ra được các chính sách tối ưu và tổ chức thực thi CS thành công, phục vụ trực tiếp cho quá trình quản lý NN.
         Để có những sản phẩm sau phân tích, việc phân tích cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau:
`- Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và giải pháp, công cụ CS (…) => nhằm lựa chọn phương án CS thích hợp.
- Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển KT - XH
- Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới các CS.
* Quan điểm của phân tích chính sách (các nước Tư bản)
Khi phân tích một CS nào đó các nhà phân tích thường đưa ra các câu hỏi:
- Chính sách đó ai đưa ra (nhóm quyền lực nào)?
- Nhóm chính trị nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chính sách?
- Ai hưởng lợi?
- Ai bị thiệt thòi do chính sách đó?
Ví dụ
- Ở Thái Lan có rất nhiều nhóm quyền lực khác nhau gây ảnh hưởng đến các CS đưa ra, trong đó nhóm quân sự là nhóm mạnh nhất, tạo được những lợi thế CT trên phương diện này.
- Ở Mỹ, các CS đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhóm quyền lực. Quốc hội Mỹ rất muốn đưa ra một đạo luật cấm dân chúng sử dụng vũ khí. Tuy nhiên nhóm các nhà TB sản xuất vũ khí trong Quốc hội Mỹ rất quá trình hoạch định và tổ chức thực thi CS trong mạnh nên đạo luật đó vẫn chưa thể ra đời
- Ở Việt Nam, QLNN là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực. Vì có sự thống nhất cơ bản về lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân.
FTheo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Tuy vậy vẫn có những mâu thuẫn xảy ra giữa các cơ quan hoạch định CS và thực thi CS.
 Quan điểm phân tích chính sách
         Quan điểm giai cấp;
         Quan điểm lịch sử;
         Quan điểm cách mạng;
         Quan điểm hệ thống;
         Quan điểm thực tiễn và hữu dụng.
2.2.Tầm quan trọng của phân tích CSC
Hình thức:(Phân tích chu trình CS)
- Phát huy vai trò của công cụ CS trong QLNN. CS là một công cụ QL→Cần phải phân tích để thấy được tính công cụ của CS.
- Để phát hiện ra những thiếu sót, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện CS.
- Đảm bảo tính hệ thống của CS trong hoạt động công cụ QL của NN.
- Thấy được sự ảnh hưởng của CS đến đời sống XH( kết quả, hiệu quả)
- Duy trì CS và thấy được động lực của CS.
Nội dung ( Phân tích cấu trúc CS)
- Để thấy được tính thiết thực của mục tiêu CS. Mục tiêu CS mà chủ thể dự kiến theo đuổi:
+ Có thiết thực không?
+ Có khả thi không?
+ Có phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức không ?v. v …
- Phân tích để thấy được tính hệ thống của mục tiêu CS.
+ Mục tiêu: lâu dài; trước mắt; trực tiếp; gián tiếp…

+ Mục tiêu của CS tác động đến nhiều hướng (đối tượng, lĩnh vực). Vì thế phải phân tích tính hệ thống của mục tiêu CS là đúng đắn.
+ Phân tích xem xét mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp của CS.
+   Phân tích để thấy được tính hệ thống của CS
Thứ nhất, CS mới ban hành có đúng là một CS không hay chỉ là những biện pháp thực thi CS?
Thứ hai, CS mới ban hành có phù hợp với hệ thống dã có hay không?hay gây nên những xung khắc với các CS đã có?
Thứ ba, CS sách mới ban hành có trợ giúp gì cho hệ thống như khác phục những tồn tại hiện có của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận động tốt hơn?
- Phân tích để thấy sự phù hợp giữa CS với môi trường.
 Môi trường cho tổ chức hoạt động bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên...và những yếu tố này cũng thường xuyên biến động.
Môi trường tồn tại của chính sách công
+ Môi trường chính trị
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường văn hóa
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường xã hội
+ Môi trường pháp lý
+ Môi trường quốc tế
2.3. Chức năng phân tích CSC
         Chức năng thông tin: Giúp các nhà QL biết được thực trạng và xu thế vận động của mỗi bước trong quy trình CS - QĐ.
         Chức năng tạo động lực: Sáng tỏ vấn đề, tạo niềm tin, tính khả thi của CS.
         Chức năng kiểm soát: Qua phân tích CSC sẽ biết được mức độ, tiến độ và sự kết hợp hoạt động của các bước trong chu trình CS. Nhờ đó, NN sẽ duy trì CS theo yêu cầu QL
2.3.1. Chức năng thông tin
Thực hiện chức năng này nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của chủ thể quản lý. Thông tin có được bao gồm thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai.
2.3.1.Chức năng thông tin
- Thông tin quá khứ: là kết quả diễn biến của quá trình phát hiện mâu thuẫn, lựa chọn vấn đề cho hoạch định và thực thi những chính sách tồn tại trong đời sống xã hội. Thông tin này cho biết giá trị thực tế và những hạn chế cụ thể của những dự báo cho đến thời điểm phân tích, đồng thời cũng cho thấy những  nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả dự báo.
- Thông tin hiện tại : là thực trạng diễn biến của việc triển khai lựa chọn vấn đề chính sách, hoạch định hay tổ chức thực thi chính sách trong đời sống xã hội. Thông tin hiện tại cho biết các quá trình triển khai có đảm bảo mục đích, yêu cầu của chủ thể đề ra hay không, đồng thời cũng cho biết mức độ chênh lệch giữa hoạt động triển khai với dự kiến của chủ thể.
- Thông tin tương lai:  là kết quả diễn biến của quá trình chính sách đạt được trong tương lai trên cơ sở kết quả phân tích chính sách quá khứ và hiện tại. Thông tin tương lai cho biết khả năng vận động của quá trình chính sách hiện có để chủ thể chủ động ứng phó với những tình huống xảy ra trong thực tế.
FChức năng thông tin là chức năng cơ bản nhất
3.2.Chức năng tạo động lực
- Sau khi chức năng thông tin của phân tích chính sách được thực hiện cả chủ thể và khách thể đến ý thức được về mình tại thời điểm phân tích để tự hoàn thiện và cùng nhau thực hiện tốt chu trình chính sách.
- Quan hệ truyền dẫn của chức năng thông tin làm cho phân tích chính sách có được chức năng của 1 công cụ dùng để tạo động lực cho các yếu tố cấu thành hoạt động của hoạch định chính sách và thực thi chính sách.
- Các yếu tố đó bao gồm chủ thể khách thể và môi trường chính sách.
-Phân tích chính sách giúp chủ thể đánh giá được mức khả thi của 1 chuỗi các quyết định từ việc lựa chọn vấn đề chính sách đến các biện pháp duy trì chính sách.
- Giúp chủ thể nhận diện được sát thực hơn về những giá trị mục tiêu mà các chính sách đang theo đuổi, giúp hun đúc ý chí của chủ thể ngày càng cao và hoàn thiện. Từ đó có thể thấy được thực trạng tồn tại và vận động của mình trong quá trình thực thi chính sách, để so sánh với mục tiêu phấn đấu của bản thân với yêu cầu của chính sách và môi trường.
Chính các yếu tố tham gia quá trình hoạch định và thực thi chính sách là động lực thúc đẩy tạo nên môi trường thuận lợi cho các hoạt động cạnh tranh hay liên kết phát triển tổ chức.

3.3.Chức năng kiểm soát
Tính công cụ của phân tích chính sách còn thể hiện ở khả năng kiểm soát toàn bộ chu trình chính sách theo yêu cầu của chủ thể quản lý, khi ban hành chính sách ý chí của chủ thể phản ánh rõ nét trong cách ứng xử với các hiện tượng phát sinh nhằm đạt mục tiêu trong tương lai, giúp chủ thể nhận biết được những sai lệnh giữa dự kiến và thực tế để chủ động nắm bắt được thực trạng của cả tổ chức từ đó kịp thời đôn đốc, điều chỉnh mục tiêu, biện pháp cho phù hợp với môi trường nhằm đạt được mục tiêu định hướng.
 của chủ thể quản lý. Khi ban hành chính sách, ý chí của chủ thể được phản ánh rõ nét trong cách ứng xử với các hiện tượng phát sinh nhằm đạt mục tiêu trong tương lai.
2.4. Các yêu cầu của phân tích CSC        :
         Yêu cầu toàn diện.
         Yêu cầu thường xuyên.
         Yêu cầu sát thực.
         Yêu cầu đồng bộ.
         Yêu cầu lôgic
2.5. Quy trình phân tích
         Xác định mục tiêu của phân tích.
          - Mục đích, yêu cầu của nhà QL( Những giá trị do nhà QL đưa ra).
          - Mục tiêu của phân tích, giá trị do nhà phân tích lựa chọn để đáp ứng.
         Lựa chọn nội dung phân tích.
         Lên kế hoạch phân tích.
         Thu thập và xử lý thông tin để phân tích.
         Thực hiện phân tích.
         Sử dụng kết quả phân tích
2.5.1..Xây dựng kế hoạch phân tích
         Đây là bước khởi đầu cho cả quá trình phân tích giúp chúng ta chủ động tiếp cận với mục tiêu bằng các phương pháp thích hợp. Là bước khởi đầu cho cả quá trình phân tích giúp chúng ta chủ động về thời gian để có những chương trình phù hợp với mỗi quá trình cụ thể.
         Bên cạnh đó nó còn giúp cho việc huy động được các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ tốt cho công tác hoạch định.
         Kế hoạch cũng giúp cho chúng ta chủ động về thời gian cho từng khâu của chính sách.
         Thông thường việc xây dựng kế hoạch phân tích ba gồm các nội dung sau đây: đó là xây dựng kế hoạch phân tích từng hoạt động chính sách từ hoạch định đến đánh giá. Kế hoạch tiến độ phân tích chính sách kế hoạch nguồn nhân lực cho phân tích chính sách, kế hoạch phối hợp phân tích giữa các cơ quan chức năng, giữa các bước tiến hành phân tích.
         Và mỗi một kế hoạch trên phải đảm bảo cả phương pháp dự phòng để chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra.

         Xây dựng kế hoạch tiến độ phân tích CS.
         Xây dựng kế hoạch nguồn lực cho phân tích CS (nhân lực và vật lực).
         Xây dựng kế hoạch phối hợp phân tích giữa các cơ quan chức năng, giữa các bước tiến hành phân tích.
         Có những kế hoạch dự phòng để chủ động ứng phó được với những biến động bất thường xảy ra trong quá trình phân tích.
2.5.2.Tổ chức công tác phân tích CS
         Đây là bước triển khai ban đầu theo kế hoạch phân tích để sắp xếp các yếu tố tham gia quá trình phân tích, vừa đảm bảo khối lượng công việc và đảm bảo được hiệu quả của công tác này.
         Nhiệm vụ của tổ chức phân tích là phải phân công, phân cấp và phối hợp các bộ phận tham gia hoạt động phân tích thực hiện các công việc như:
         Thu thập tài liệu: Căn cứ vào yêu cầu phân tích chính sách của chủ thể mà tiến hành thu thập tài liệu cho phù hợp, đúng đủ kịp thời đảm bảo cho công tác phân tích tránh lãng phí.
         Xử lý tài liệu thu thập được: là hoạt động tiếp theo của bước thu thập tài liệu nhằm xác định tính hợp lý, hợp pháp của tài liệu thu thập được và hiệu chỉnh tài liệu theo nội dung cần phân tích.
         Tổng hợp tài liệu: là hoạt động phối hợp các dữ liệu đã thông qua được xử lý bằng các phương pháp như toán học, thống kê, kinh tế, xã hội học v. v...để tạo nên những thông tin hữu ích cho phép nhận biết được thực trạng kết quả hay quá trình vận động của một hiện tượng trước và sau khi chịu tác động của một CS.
         Phân tích tài liệu: là hoạt động phân giải các kết quả tài liệu đã được tổng hợp để thấy được kết quả vận động phát triển của một hay nhiều hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác và với môi trường. Đồng thời cũng cho phép xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng và mức ảnh hưởng của chúng đến kết quả vận động của hiện tượng. Đây là bước Quyết định cho phép rút ra những kết luận cần thiết về kế hoạch và thực thi chính sách.
         Quản lý, đánh giá kết quả phân tích CS: là hoạt động đánh giá về một CS về lý luận và thực tế, đồng thời đặt nền móng cho việc tiếp tục duy trì chính sách đang tồn tại hoặc hoạch định chính sách cho kỳ sau.
         Ngoài ra, nhà phân tích còn phải cung cấp đầy đủ những điều kiện vật chất, kỹ thuật để đảm bảo cho quá trình phân tích đạt yêu cầu đề ra.
2.5.3.Kiểm tra, đôn đốc quá trình phân tích
         Các hoạt động liên quan đến phân tích CS thường xuyên vận động biến đổi theo các quá trình KT - XH, vì vậy, thường xuyên kiểm tra hoạt động phân tích sẽ kịp thời phát hiện những chênh lệch trong kế hoạch dự kiến hay những sai sót trong tổ chức để điều chỉnh, bổ sung. Đồng thời cũng khuyến khích được những khâu khó khăn trong hoạt động phân tích, làm cho công tác này ngày càng hoàn thiện.
Thực hiện phân tích
         Phân tích các yếu tố cấu thành của nội dung.
         Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung phân tích.
         Các kết luận về hoạt động của công tác phân tích.
         Đề xuất các biện pháp.
         Thẩm định, thông qua kết quả phân tích.
         Lập báo cáo phân tích
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích CS
2.6.1.Yếu tố chính trị
Thái độ CS của NN được thể hiện trong các CS để ứng xử với các đối tượng và quá trình KT - XH, nên CSC luôn mang tính CS rõ nét. NN đưa CS vào cuộc sống là để duy trì các hoạt động XH diễn ra theo định hướng chính trị.
2.6.2.Yếu tố kinh tế - xã hội
- Đối tượng của CS là toàn dân, toàn diện.
- Tác động của CS: Đời sống XH ngày càng phát triển về cả lượng và chất. .
-  Điều kiện KT được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố vật chất kỹ thuật và tài chính cho  quá trình phân tích.
          → Sự ảnh hưởng của các yếu tố KT - XH đến kết quả và quá trình phân tích chính sách.
2.6.3.Yếu tố năng lực trình độ của chủ thể phân tích
- Chủ thể là yếu tố trung tâm, quyết định đến việc hoàn thành số lượng, chất lượng phân tích CS.
- Năng lực, trình độ của chủ thể phân tích thể hiện trên cả về lý luận và thực tiễn. Nếu chủ thể có trình độ năng lực tốt sẽ có khả năng hoàn thành khối lượng công việc phân tích lớn, có độ chính xác cao trong một thời gian ngắn. Đồng thời họ có khả năng nhận thức chính trị tốt, từ đó có ý thức định hướng trong suốt quá trình phân tích chính sách. Vai trò quan trọng như vậy nên yếu tố con người luôn được các nhà quản lý quan tâm phát triển.
- Chủ thể là yếu tố trung tâm, quyết định đến việc hoàn thành số lượng, chất lượng phân tích CS.
-  Năng lực, trình độ của chủ thể phân tích thể hiện trên cả về lý luận và thực tiễn. Nếu chủ thể có trình độ năng lực tốt sẽ có khả năng hoàn thành khối lượng công việc phân tích lớn, có độ chính xác cao trong một thời gian ngắn. Đồng thời họ có khả năng nhận thức chính trị tốt, từ đó có ý thức định hướng trong suốt quá trình phân tích chính sách. Vai trò quan trọng như vậy nên yếu tố con người luôn được các nhà quản lý quan tâm phát triển.
2.6.4.Yếu tố quan hệ quốc tế
- Môi trường quốc tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển KT -XH của quốc gia. .
-  Các quốc gia luôn phải điều chỉnh các CS đối nội cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Trong điều kiện quốc tế hóa hiện nay, các quốc gia cần thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá các CS hiện có để kịp thời phát hiện những bất cập trong CS để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Khi quan hệ quốc tế mở rộng, thì tầm bao quát trong phân tích CS càng lớn. Chúng ta phải phân tích từ vấn đề chính sách đến mục tiêu, cơ chế, biện pháp chính sách v. v... Xem có mang tính quốc tế hay không.
- Qua đó cho thấy yếu tố quốc tế có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến các hoạt động chính sách của Quốc gia nói chung, phân tích CS nói riêng.
2.7. Phân tích tính hệ thống của chính sách, cần chú ý các nội dung:
- Tính hệ thống của CS được hiểu là sự thống nhất của các loại CS trong hệ thống CS, sự thống nhất giữa mục tiêu CS với mục tiêu chung, thống nhất giữa Mtiêu và biện pháp chính sách, giữa CS với các công cụ QL khác.
2.7.1.Phân tích tính hệ thống của mục tiêu chính sách công.
- Phân tích tính thống nhất trong quan hệ giữa các bộ phận của mtiêu chính sách.
- Phân tích tính thống nhất của mtiêu chính sách về tính chất ( mtiêu trực tiếp; gián tiếp; trước mắt, lâu dài; mtiêu chính sách với mtiêu các chương dự án…)
- Phân tích tính thống nhất trong quan hệ giữa mtiêu chính sách với mtiêu định hướng.
- Phân tích tính thống nhất về mtiêu của chính sách trong hệ thống chính sách.
- Kết luận về tính thống nhất của mtiêu chính sách.
2.7.2.Phân tích tính hệ thống của biên fáp chính sách.
- Phân tích tính thống nhất về tính chất của các bpháp chính sách;
- Phân tích về tính phù hợp của các bpháp với cơ chế vận hành;
- Phân tích tính hiện thực của chính sách.
- Kết quả fân tích tính hệ thống của bpháp chính sách đi đến kết luận về tính khoa học, hợp lý của cơ cấu chính sách.
2.7.3. Phân tích tính hệ thống.
     NN được sử dụng công cụ QL vĩ mô để tổ chức, điều hành các đối tượng trong nên KT-XH. Do tính năng, tác dụng khác nhau, nên với công cụ được sử dung mmột mục đích nhất định. Có công cụ dược dùng đẻ qui định về hành vi hoạt động của đối tượng, có công cụ dùng khuyến khích đối tượng vận động . mặc dù được sử dụng với những mđích khác nhau, nhưng các công cụ đều tác động đến đối tượng theo một định hướng. Yêu cầu này tạo ra sự thống nhất trong việc ban hành và sử dung công cụ QL của NN.
*Liên hệ thực tế Việt Nam
- Phân tích  hệ thống của mục tiêu: các chính sách của Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu này, điều này thể hiện trong chính sách nguồn nhân lực của đất nước, trong chính sách này đã đáp ứng được các mục tiêu như phối hợp lại lực lượng lao động trong cả nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... điều này đã trở thành hệ thống các mục tiêu cho một chính sách.
- Phân tích tính hệ thống của biện pháp chính sách: như trong chính sách phát triển nguồn nhân lực thì các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách là đồng bộ, có hệ thống đó là việc tiến hành di dân có kế hoạch lên vùng thiếu lao động, có kế hoạch đào tạo nhân lực có chất lượng, xây dựng các dự án để tạo việc làm cho lao động.
-Tính hệ thống của chính sách với công cụ quản lý vĩ mô. Để thực hiện được chính sách này trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, Nhà nước đã áp dụng song song khá nhiều biện pháp để đạt mục tiêu của chính sách đề ra.
Nguyên tắc phân tích chính sách.
Phân tích chính sách là một hoạt động tổng hợp bao gồm cả việc tìm kiếm, chia tách, tổng hợp, lý giải kết quả của một chính sách. Để nội dung phân tích chính sách diễn ra theo định hướng với đầy đủ tính lý luận, thực tiễn và phát triển, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a.Nguyên tắc mục tiêu:
- Trong đời sống kinh tế – xã hội, mục tiêu luôn là đích theo đuổi của mọi tổ chức và là vấn đề cốt lõi của mọi quá trình hoạt động và của cả các chính sách vì mục tiêu là điều cốt lõi để tạo nên một chính sách tốt, và đẻ đảm bảo nguyên tắc này thì mục tiêu phân tích chính sách phải xuất phát từ mục tiêu của quản lý, trên cơ sở mục tiêu chung thì tiến hành xây dựng các mục tiêu phân tích chính sách.
- Việc tổ chức công tác phân tích phải đúng mục tiêu nghĩa là công tác phân tích phải hướng tới mục tiêu thể hiện ở việc dự liệu các điều kiện vật chất, nhân sự, môi trường cho việc phân tích chính sách. Điều này cũng có nghĩa là từ mục tiêu phân tích thì chúng ta huy động và tổ chức sử dụng các nguồn lực một cách có kế hoạch.
- Tài liệu phân tích phải phù hợp với mục tiêu để định hướng thông tin theo yêu cầu phân tích và để đảm bảo được hiệu quả của hoạt động này, mỗi một mục tiêu thì cần thu thập những tài liệu khác nhau
- Bên cạnh đó, phương pháp phân tích cũng cần thống nhất với mục tiêu thì mới làm cho kết quả phân tích ở mỗi giai đoạn được đúng đắn, chính sách và như vậy sẽ làm cho toàn bộ quá trình phân tích có độ tin cậy cao.
- Khi tìm ra kết quả phân tích thì nó phải được sử dụng để phát triển mục tiêu.
b.Nguyên tắc hợp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng vì thiếu nó thì việc phân tích chính sách khó có thể hiệu quả. Và nguyên tắc này yêu cầu:
- Xác định mục tiêu phân tích hợp lý với điều kiện cụ thể diễn ra quá trình thực hiện chính sách cần xác định như vậy vì mục tiêu dự kiến thường có khoảng cách với hiện thực.
- Lựa chọn phương pháp phân tích hợp lý để tạo quan hệ tốt với mục tiêu và kết quả vì phương pháp phân tích sẽ đưa ra kết quả hợp lý.
- Cung cấp nguồn lực phân tích hợp lý tạo thuận lợi cho việc phân tích chính sách.
- Nhưng nhìn chung để đạt được nguyên tắc hợp lý thì phải đạt được các yêu cầu trên.
c.Nguyên tắc thích ứng trong phân tích chính sách là cần thiết khách quan và được thể hiện các mặt sau:
- Lựa chọn mục tiêu phân tích nhất thiết phải theo yêu cầu quản lý.
- Xác định nội dung phân tích phải thích ứng với mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
- Thời điểm phân tích phải thích ứng với từng loại chính sách.
Kết quả phân tích phải được sử dụng thích hợp theo yêu cầu quản lý.
d.Nguyên tắc phối hợp
Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành phân tích phải biết kết hợp các kết quả phân tích để có được những thông tin tổng hợp cho quá trình phân tích tiếp theo nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn giữa các quá trình dẫn đến kết quả phân tích chung, không đảm bảo độ tin cậy và làm lãng phí nguồn nhân lực của Nhà nước
Ngoài việc phối hợp về kỹ thuật phân tích còn phải phối hợp trong công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước để mang lại hiệu quả lớn nhất trong phân tích chính sách.
e.Nguyên tắc hiệu quả.
Nguyên tắc này đề cập đến việc đạt được mục tiêu chính sách nhưng chi phí đầu vào phải thấp, theo yêu cầu của nguyên tắc này hoạt động phân tích chính sách cần phải đề cao việc tìm kiếm các phương pháp tối ưu để tiếp cận được kết quả nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất.
f.Nguyên tắc chính trị trong phân tích chính sách:
Phải đặt ra nguyên tắc này vì mục tiêu chính trị luôn bao trùm mục tiêu  chính sách, tổ chức thựcthi chính sách phân tích chính sách. Thể hiện trong thực tế là các tổ chức cánhân khi tham gia phân tích chính sách phải tôn trọng mục tiêu và định hướng của Nhà nước
Liên hệ thực tế: trong thực tế việc phân tích chính sách thu hút đầu tư của khu vực Đông Nam bộ Việt Nam. ở nguyên tắc này thì đặt ra mục tiêu là thu hút lượng đầu tư nước ngoài ngày càng lớn vào các khu công nghiệp tại đây với các điều kiện ưu đãi  về đầu tư, chính sách, điều kiện về pháp luật.... Cùng với các điều kiện ưu đãi thì các khu công nghiệp này luôn thay đổi để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và đầu tư. Và các khu công nghiệp này tạo ra hiệu quả cao trong quá trình phát triển kinh tế của đất nươc và đặc biệt việc phát triển  các khu công nghiệp này đều nằm trong chiến lược phát triển của đất nước.
Nguyên tắc cơ bản nhất là nguyên tắc mục tiêu vì nó là cốt lõi của cả chính sách nhưng đẻ chính sách đem lại hiệu quả cao cần phải kết hợp đầy đủ cả 6 nguyên tắc trên mới đưa đến hiệu quả cao.

3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG
3.1. Khái niệm:
Là những hoạt động đo lường kết quả và hiệu quả của CS trong và sau khi thực thi CS.
3.2. Vai trò của đánh giá CS:
- Khẳng định tính khả thi của CS trên thực tế.
- Chỉ ra những hạn chế của CS.
- Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Cơ sở để hoạch định và tổ chức thực thi các CS tiếp theo
3.3. Các yêu cầu đối với việc đánh giá CS
- Toàn diện.
- Kịp thời.
- Khách quan.
- Tổng hợp
3.4. Quy trình đánh giá
- Xác định yêu cầu, nội dung, phương thức đánh giá CS.
- Dự kiến chủ thể đánh giá CS.
- Tiến hành đánh giá.
- Sử dụng kết quả đánh giá
3.5.Tiêu chuẩn của một chính sách tốt
3.5.1. Hướng tới mục tiêu phát triển chung.
     Mục tiêu chính sách phản ánh mong muốn của NN về những giá trị kinh tế, xã hội cần đạt đước trong tương lai phủ hợp với yêu cầu phát triển chung toàn xã hội. Một tốt phải đề cập tới mục tiêu cụ thể, đích thực vừa phù hợp với định hướng phát triển vừa phù hợp với nhu cầu của đời sống xã hội.
3.5.2. Tạo ra động lực mạnh.
     Sau khi ban hành, nếu một chính sách cập được những vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm qiảI quyết, tác động trực tiếp đến nguyên nhân của vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm giảg quyết, tác động trực tiếp đến nguyên nhân của vấn đề, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng với những biện pháp khoa học chứa dựng cơ chế tác động thích hợp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế - xã hội.
3.5.3. Phù hợp với tình hình thực tế.
     Một chính sách được ban hành phảI xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế và lại trở về giảI quyết chính những vấn đề đó, bởi vậy chính sách mới ban hành nhất thiết phảI phù hợp với những điều kiện cụ thể. Nghĩa là cả mục tiêu và biện pháp của chính sách phảI phù hợp với điều kiện hiện có của đất nước, vùa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội, vừa không làm phát sinh hay hạn chế được những vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu quản lý.
3.5.4. Có tính khả thi cao.
     Tính khả thi của chính sách phụ thuộc vào sự ủng hộ của dân chúng, trình độ điều hành quản lý của NN và các điều kiện thuận lợi của môI trường.
3.5.5. Đảm bảo tính hơp lý.
     Tính hợp lý của chính sách được hiểu là sự cân đối, hài hoà giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai. Tính hợp lý còn có nghĩa là để chính sách phát huy được tác dụng đúng với tính năng riêng của nó không làm biến dạng chính sách.
3.5.6. Mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội.
     Hiệu quả của chính sách là cơ sở đề duy trình sự tồn tại và phát triển của các quá trình kinh tế - xã hội theo định hương.
     Để đánh giá chính sách thông thường người ta chia chính sách thành các chương trình, dự án khác nhau để trên cơ sở đó đánh giá được chi phí của đầu vào, kết quả của đầu ra.
     Những yêu cầu trên đây được coi là những tiêu chuẩn để đánh giá về một chính sách xem có tốt hay không căn cứ vào đó, các nhà quản lý sẽ tìm kiếm được mục tiêu và giảI pháp tốt trong quá trình hoạch định chính sách, đồng thời cũng đánh giá được mức độ hoàn thiện của một chính sách sau khi được ban hành.