Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Luật Hình Sự 2 - Thầy Nghiệp

CHƯƠNG I: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

I. Sơ lược lịch sử lập pháp hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Trong bất kỳ xã hội nào việc giữ vững chính quyền luôn được đặt ra ngay sau khi giành được chính quyền. Quy luật đó được thể hiện trong PLHSVN tại chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Theo quy định tại BLHS 1985, chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm 29 điều được chia làm 2 nhóm:
-         Nhóm 1: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (từ điều 72 đến điều 86) à Đây là những tội phạm có mục đích chống lại chính quyền nhân dân.
-         Nhóm 2: các tội khác xâm phạm ANQG (từ điều 87 đến điều 99) à Đây là những tội phạm không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
Sau khi BLHS 1999 ra đời, trong phần quy định về nhóm tội xâm phạm ANQG đã có một số thay đổi lớn: Lúc này nhóm tội xâm phạm ANQG chỉ gồm những tội phạm có mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xâm phạm sự tồn tại và vững mạnh của chế độ. Như vậy chương các tội xâm phạm ANQG theo quy định tại BLHS 1999 chỉ còn 15 điều luật với 14 tội danh.
BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung vào ngày 19/6/2009 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2009, đối với chương các tội xâm phạm ANQG đã có sửa đổi điều 84: Tội khủng bố à tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
II. Khái niệm và đặc điểm chung về các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
1.Khái niệm: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chế độ XHCN, NNCHXHCNVN, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân.
2. Các đặc điểm chung:
a. Khách thể loại: là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ nhà nước CHXHCNVN, xâm phạm sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân.
b. Mặt khách quan: Trong 14 tội phạm về an ninh quốc gia có 12 tội có cấu thành hình thức, 2 tội phạm có cấu thành vật chất là tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dan và tội phá hoại cơ sở vật chất của Nhà nước CHXHCNVN.
c. Chủ thể:
Theo Nghị quyết số 04 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là bất kỳ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
d. Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp trong tất cả các tội.
Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc: có thể là động cơ vụ lợi hoặc động cơ thù hằn giai cấp.
Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc.
    3. Phân nhóm:
Chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân (điều 78 và điều 79)
Nhóm 2: Các tội trực tiếp uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân (điều 80 đến điều 91)
III. Các tội phạm cụ thể:
1. Tội phản bội tổ quốc (điều 78)
a. Khái niệm: Khoản 1 điều 78
b. Các dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và NNCHXHCNVN.
- Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội nói trên.
Hành vi câu kết với nước ngoài trong tội phản bội tổ quốc được thể hiện cụ thể như sau:
+ Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá TQVNXHCN.
+ Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài như tiền, vũ khí, phương tiện kỹ thuật… phục vụ cho các hoạt động gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và NNCHXHCNVN.
+ Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài chống lại tổ quốc.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội câu kết với nước ngoài.
- Chủ thể: Công dân Việt Nam, có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 79)
a. Khái niệm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
b. Dấu hiệu pháp lý:
* Khách thể: Xâm phạm trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
Đối tượng tác động là chính quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương.
* Mặt khách quan: hành vi khách quan của tội phạm này được đặc trưng bởi hoạt động thành lập và tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hành vi hoạt động thành lập thường được thực hiện dưới các dạng sau:
+ Đề xướng việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền hoặc gợi ý chủ trương, phương hướng, kế hoạch hoạt động sau khi tổ chức đó được thành lập.
+ Không đề xướng ra việc thành lập nhưng trực tiếp đứng ra thành lập tổ chức, tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức.
+ Bàn bạc, thảo luận về việc thành lập tổ chức, phân công nhau tiến hành các hoạt động cho việc thành lập tổ chức.
+ Soạn thảo cương lĩnh, điều lệ của tổ chức hoặc vạch ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ chức.
Chú ý: Về hoạt động thành lập tổ chức, không nhất thiết phải có chính cương, điều lệ.  Vấn đề then chốt là tổ chức này được thành lập với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động thành lập thông thường xuất hiện khi chưa có tổ chức phạm tội hoặc trong quá trình hình thành tổ chức. Nhưng có khi nó được thành lập trên cơ sở của một tổ chức phạm tội khác.
- Tham gia tổ chức: là hành vi đồng ý tham gia vào tổ chức biết rõ là có mục đích lật đổ chính quyền. Sự đồng ý tham gia tổ chức thể hiện ở các hình thức như viết đơn xin gia nhập tổ chức, đồng ý ghi tên mình vào danh sách các thành viên của tổ chức,
Chú ý:
-         Nếu vì bị lừa bịp, không nhận thức mục đích đích thực của tổ chức thì việc tham gia tổ chức không cấu thành tội này.
-         Nếu lúc đầu không biết nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đã hiểu được mục đích của tổ chức mà vẫn tham gia thì cấu thành tội phạm này.
* Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
Mục  đích lật đổ chính quyền
* Chủ thể: bất kỳ ai
3. Tội gián điệp (điều 80)
4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81)
5. Tội bạo loạn  (điều 82)
6. Tội hoạt động phỉ (điều 83)
7. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 84)
8. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCNVN (điều 85)
9. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (điều 86)
10. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (điều 87)
11. Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 88)
12. Tội phá rối an ninh (điều 89)
13. Tội chống phá trại giam (điều 90)
14. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 91)
(Các điều từ 80-91 sinh viên tự nghiên cứu)
THẢO LUẬN-BÀI TẬP














CHƯƠNG II: CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI

I. Khái quát chung:
Gồm 30 điều luật (từ điều 93 à điều 122)
1. Định nghĩa: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người là hành vi (hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người.
2. Các đặc điểm chung:
* Khách thể loại:
Là quyền con người là những quyền lợi thiết thân nhất như quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Đối tượng tác động: Con người với ý nghĩa là một thực thể tự nhiên, là một con người đang sống.
* Các đặc điểm về mặt khách quan:
- Hành vi: hành động và không hành động
+ Hầu hết hành vi ở dạng hành động, đặc biệt là nhóm tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm con người
+ Có một số tội được thực hiện ở dạng không hành động (điều 93,94,102)
- Hậu quả:
+ Thiệt hại về tính mạng (điều 94-99)
+ Thương tích
+ Tổn hại về sức khỏe
- Mối quan hệ nhân quả
* Các đặc điểm về mặt chủ quan
Lỗi cố ý và vô ý
Lỗi cố ý chiếm đa phần
Nét đặc biệt là điều 97, 100, 107 có cả hai hình thức lỗi
* Chủ thể :
Đa số là chủ thể thường
Trong một số trường hợp là chủ thể đặc biệt : 94, 97, 99, 100, 107, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 117.
Luật không quy định chủ thể của các tội về tình dục phải là nam giới.
Điều 115, 116 chủ thể phải là người thành niên phạm tội nhưng đây không phải là chủ thể đặc biệt.
3. Phân nhóm :
Chia làm 3 nhóm căn cứ vào khách thể trực tiếp :
-         Các tội xâm phạm tính mạng 93-103
-         Các tội xâm phạm sức khỏe 104-110, 117, 118
-         Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm : 111-122, trừ 117, 118
II. Các tội phạm cụ thể :
1. Tội giết người (điều 93)
a. Định nghĩa : Cố ý tước đoạt trái phép tính mạng của người khác
b. Dấu hiệu pháp lý :
* Khách thể : quyền bất khả xâm phạm về tính mạng
- Tính mạng của người khác (thời điểm sống và chết)
- Đối tượng phải là người còn sống (không phải xác chết hay bào thai).
* Mặt khách quan :
- Hành vi : tước đoạt tính mạng của người khác trái phép bằng mọi hình thức, thể hiện ở dạng : Hành động hoặc không hành động.
+ Trái phép = Trái pháp luật : tức là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác không được pháp luật cho phép.
+ Hành động và không hành động :
- Hành vi thể hiện ở dạng hành động thường được biểu hiện như : Đâm, chém, bắn, đầu độc, bóp cổ…
- Hành vi ở dạng không hành động là trường hợp một người có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự sống, tính mạng của người khác nhưng người đó đã không hành động, không làm những việc đó dẫn đến việc gây ra cái chết cho người khác.
- Hậu quả : cái chết của nạn nhân
* Mặt chủ quan :
Lỗi cố ý : cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
* Chủ thể : thường
* Đường lối xử lý :
+ Giết người thông thường (K2Điều 93)
+ Giết người có tình tiết tăng nặng định khung (khoản 1 điều 93)
2. Giết con mới đẻ (điều 94)
a-ĐN: Đ 94 BLHS.
b- Các dấu hiệu:
* KT: xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng của trẻ em.
* MKQ :
 + Hành vi: giết con mới đẻ, vứt con mới đẻ.
 + Hậu quả nạn nhân chết - là dấu hiệu bắt buộc. Nạn nhân là trẻ sơ sinh trong 7 ngày tuổi.
 + Mối quan hệ nhân quả.
 + Hoàn cảnh PT: Hoàn cảnh khách quan đặc biệt khó khăn
* MCQ : + Lỗi: Cố ý.
                + Động cơ: do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu .
* Chủ thể: Người mẹ của trẻ sơ sinh.
3. Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
a-ĐN: Đ 95 BLHS.
b-Các dấu hiệu:
* MKQ : Hành vi
- Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh nghiã là người phạm tội vì bị kích động mà hạn chế cao khả năng kiểm soát hành vi.
- Tình trạng tinh thần đó chỉ xảy ra và tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn.
- Nguyên nhân là do hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân. Nó có thể chỉ là một hành vi cụ thể, nhưng cũng có thể là 1 chuỗi hành vi lặp đi lặp lại trong một thời gian dài có tính chất áp bức tương đối nặng nề tạo ra sự kích động tâm lý âm ỷ trong 1 thời gian dài cho đến khi người bị kích động có sự bộc phá khi hành động tương tự lặp lại. Nếu tách riêng thì hành vi trái PL của nạn nhân trong t /h này chưa phải là nghiêm trọng. Tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội thể hiện qua tính hệ thống của hành vi PT. NQ 04/86 “ Để có thể xác định tinh thần của người PT có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa kích động với kích động mạnh cần xem xét 1 cách khách quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh địa điểm diễn biến, nguyên nhân sâu xa trực tiếp của sự việc, mối quan hệ giữa nạn nhân và người PT, trình độ văn hóa, cá tính, mức độ nghiêm trọng của hành vi”.
Hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân được thực hiện đ /v người PT hoặc đ /v người thân thích của người đó. Giới hạn này xuất phát từ sự hợp lý rằng tinh thần tinh thần bị kích động mạnh làm đến mức tối đa khả năng kiểm soát hành vi chỉ khi người PT gặp hành vi trái PL của nạn nhân đ /v chính họ hoặc người thân thích của người đó.
Hậu quả: nạn nhân chết - là dấu hiệu bắt buộc. MH2.
Mối quan hệ nhân quả.
*MCQ : Lỗi cố ý. Tình trạng tinh thần khi phạm tội bị kích động mạnh.
*Chủ thể: thường.
4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
a-ĐN: Đ96.
b- Các dấu hiệu:
* MKQ : Cấu thành vật chất MH2.
Hành vi: phạm tội tước đoạt tính mạng của người khác trái PL do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 15). Chỉ coi là t /h này khi hành vi đó đã hội tụ các ĐK của phòng vệ trừ yếu tố tương xứng giữa hành vi phòng vệ và sự tấn công.Nạn nhân phải là người có hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của công dân khác.       
- Hành vi đó là trái PL và có mức nguy hiểm đáng kể. Hành vi phòng vệ rõ ràng là quá đáng. Nghiã là nó vượt quá sự cần thiết để gạt bỏ sự tấn công một cách rõ ràng.
Hậu quả: nạn nhân chết - là dấu hiệu bắt buộc.
Mối quan hệ nhân quả.
* MCQ: cố ý. Không có lỗi vô ý.
* Chủ thể: thường.
5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
a- ĐN: Đ 97 .
b- Các dấu hiệu
*MKQ : CTVC MH2
 Hành vi:
+ Dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi đang thi hành công vụ.
+ Dùng vũ khí ngoài các trường hợp pháp luật cho phép. NĐ 94 – HĐBT ngày 2/7/84.
+ Hành vi dùng vũ lực khác: VD bắt giữ người
HQ: Nạn nhân chết.
* MCQ : Lỗi cố ý và vô ý. Không có cố ý trực tiếp.
               Động cơ phạm tội: vì thi hành công vụ.
* Chủ thể: đặc biệt là người thi hành công vụ.
6. Tội vô ý làm chết người. (Điều 98)
a-ĐN:Là hành vi vi phạm các quy tắc nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người làm người đó chết.
b-Các dấu hiệu:
* Mặt khách quan : Cấu thành vật chất
Người phạm tội đã có các hành vi vi phạm các quy tắc về bảo đảm an toàn về tính mạng của con người.
Những quy tắc này có thể được quy phạm hóa (tức là được Nhà nước quy định trong các văn bản Pháp luật) hoặc chỉ là quy tắc xử sự thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt mọi người đều biết và thừa nhận.
Tuy nhiên cần lưu ý loại trừ các trường hợp đã được luật quy định thành tội phạm độc lập.
VD: Hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông (Điều 202,203,204,208,212..)
        Hành vi vi phạm quy tắc an toàn trong xây dựng (Điều 229)
Hậu quả: nạn nhân chết => Bắt buộc.
* MCQ : lỗi vô ý : vì quá tin, do cẩu thả.
* Chủ thể: thường.
7.Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. (Điều 99)

Hành vi: vi phạm quy tắc nghề nghiệp: là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc về AT lao động mà người phạm tội phải có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm do nghề nghiệp quy định.

Vi phạm quy tắc hành chính: là trường hợp làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc XH do LHC quy định.
8. Tội bức tử. (Điều 100)
a.      Đn: Điều 100
b.      Các dấu hiệu:
* MKQ : Cấu thành còn có tranh luận.
Hành vi: Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình .
Ngoài ra cần chú ý một số điểm sau:
- Nạn nhân phải là người lệ thuộc vào người phạm tội: sự lệ thuộc có thể là lệ thuộc về kinh tỏ, chính trị, quan hệ gia đình, họ hàng, quan hệ về công tác, tín ngưỡng…
- Nạn nhân phải là người tự tước đoạt tình mạng của mình.
 - Sự tự sát của nạn nhân. Không đòi hỏi nạn nhân phải chết.
Mối QHNQ - Cần làm rõ nguyên nhân của sự tự sát bởi điều này có ý nghiã quan trọng đến việc xác định tội phạm. Nếu có hành vi ngược đãi nhưng nạn nhân tự sát vì một lý do khác thì không cấu thành TP này.
* MCQ : lỗi cố ý gián tiếp và vô ý.
Không có lỗi cố ý trực tiếp.
* Chủ thể: Đặc biệt – là người có quan hệ với nạn nhân là người lệ thuộc vào người phạm tội.
9. Tội xúi giục, giúp người khác tự sát.(điều 101)
* Mặt khách quan :
Hành vi: + Xúi giục người khác tự sát. Là h /v cố ý thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. Người bị xúi giục đã tự sát.
                + Giúp người khác tự sát. Là h /v tạo ĐK vật chất hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện việc tự sát.
* MCQ : lỗi cố ý.
* Chủ thể: thường.
10.Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
a-           Khái niệm: khoản 1 điều 102.
b-           Các dấu hiệu:
* MKQ: cấu thành vật chất.
Hành vi: Thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có ĐK mà  không cứu giúp.
Hậu quả: Nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc.
* MCQ: cố ý.
Người phạm tội phải nhận thức rằng nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến TM và cố ý không cứu giúp bất kể vì động cơ nào.
@ Chú ý: phân biệt gây tai nạn giao thông bỏ trốn không cứu giúp người bị nạn.
11. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho SK của người khác.
a-     KN: 104 quy định 2 tội phạm.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Sức khỏe của người khác chứ không phải của chính mình. Thiệt hại về SK được xác định bằng kết luận GĐPY (chứng thương) bằng tỷ lệ thương tật nghiã là tỷ lệ mất sức lao động vĩnh viễn.
* MKQ: cấu thành vật chất. Phải có HQ mới cấu thành TP.
Hành vi: Tác động trái phép đến thân thể của người khác. (loại trừ t /h gây thương tích cho người khác vì phòng vệ chính đáng, vì bắt giữ người phạm tội).
HQ: Có 2 loại hậu quả:
      + Thương tích là vết thương đáng kể trên cơ thể của con người.
      + Tổn hại cho SK là sự giảm sút sức khỏe nhưng không do thương tích.
Ý nghiã của dấu hiệu HQ: bắt buộc để định tội.
      + Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên;
      + Nếu dưới 11% thì phải rơi vào 1 trong những t /h luật định.
QHNQ: quan trọng .
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
Các điều từ 105 à 110 sinh viên tự nghiên cứu
13. Tội hiếp dâm (điều 111)
* KT: nhân phẩm của con người.
Đối tượng tác động: người từ 16 tuổi trở lên.
* MKQ: cấu thành hình thức.
@ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.
@ Giao cấu trái ý muốn với nạn nhân: Thực hiện hành vi giao cấu bất kể đã được thỏa mãn về sinh lý hay chưa. Nếu có sự đồng ý của người phụ nữ thì không cấu thành TP này.
@ Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi can phạm thực hiện hành vi giao cấu.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
14. Tội hiếp dâm trẻ em.
a-     Khái niệm: Điều 112.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Nhân phẩm và sức khỏe của trẻ em.
      Đối tượng tác động là trẻ em - người dưới 16 tuổi. Xác định tuổi: giấy khai sinh, giám định tuổi.
* MKQ: Hành vi như trong 111,
      Biệt lệ: riêng đ /v nạn nhân là trẻ dưới 13 tuổi thì mọi quan hệ giao cấu đều là hiếp dâm trẻ em bất kể là vũ lực hay có sự đồng ý của nạn nhân.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường .
15. Tội cưỡng dâm.
a-     KN: 113.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: nhân phẩm của con người.
* MKQ:
Hành vi: Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
+ Quan hệ lệ thuộc: là quan hệ lệ thuộc về nuôi dưỡng, gia đình, công tác, tín ngưỡng
+ Đang trong tình trạng quẫn bách: là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác (như người thân bệnh hiểm nghèo trong hoàn cảnh đặc biệt túng thiếun)
+ Người PT đã lợi dụng các hoàn cảnh nói trên để buộc nạn nhân giao cấu.Thủ đoạn ép buộc rất đa dạng: như hứa hẹn, đe dọa.
Chú ý: Mức độ không chế tư tưởng nạn nhân hạn chế hơn so với hiếp dâm.
Sự hứa hẹn không mang tính không chế tư tưởng người khác buộc phải giao cấu thì không cấu thành TP.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
16. Tội cưỡng dâm trẻ em.
a-     KN: 114.
b-     Các dấu hiệu:
Dùng thủ đoạn của tội cưỡng dâm.
Nạn nhân là trẻ em từ 13t->16t
17. Tội giao cấu với trẻ em.
a-     KN: 115.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Nhân phẩm của trẻ em và sự phát triển lành mạnh của chúng. Trẻ em trong t /h này từ 13 à dưới 16 tuổi.
* MKQ: Giao cấu thuận tình với người ở lứa tuổi từ 13=> < 16.
Với lứa tuổi dưới 13 => hiếp dâm.
 * MCQ: cố ý. Người phạm tội nhận thức người mình có quan hệ giao cấu là người dưới 16 t. Đây là dấu hiệu bắt buộc.
* Chủ thể: người đã thành niên .
Phân biệt với mua dâm người chưa thành niên (Điều 256)
18. Tội lây truyền HIV cho người khác,
a-     KN: 117.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Sức khỏe của người khác.
* MKQ: Đang tranh luận về cấu thành TP là hình thức hoặc vật chất.
Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào: như quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, dùng ống chích máu của mình chích cho người khác, biết mình nhiễm HIV mà cố tình cho máu, bán máu…
* MCQ: cố ý
* Chủ thể:  người bị bệnh về HIV
19. Tội cố ý truyền HIV cho người khác.
a-     KN: 118.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Sức khỏe của người khác.
* MKQ: Hành vi cố ý truyền HIV cho người khác.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
20. Tội mua bán người (Điều 119)
21. Tội mua bán đánh tráo chiếm đoạt trẻ em.
a-     KN: 120 quy định 3 TP.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Sự phát triển lành mạnh của trẻ em - người chưa đủ 16 t.
* MKQ: Mua bán trẻ em: theo nghị quyết số 04- Mua hoặc bán trẻ em vì tư lợi,
Đánh tráo: là hành vi lén lút đổi trẻ em này lấy trẻ em khác. Thực tế chỉ có thể xảy ra với trẻ sơ sinh.
Chiếm đoạt trẻ em: hành vi giữ trẻ em không được phép của người quản lý hợp pháp của đứa trẻ (cha mẹ, người giám hộ) và không có ý định trả đứa trẻ lại.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
22. Tội vu khống. Sinh viên tự nghiên cứu
THẢO LUẬN
Chương III: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

I-Khái niệm chung.
1- Định nghiã: Các tội xâm phạm SH là những hành vi nguy hiểm đáng kể cho XH, có lỗi  xâm phạm quyền SH mà việc gây thiệt hại thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho XH của hành vi phạm tội
2- Các đặc điểm chung:
a-     KT loại:
@- Quyền SH gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt TS.
      + Quyền chiếm hữu là quyền của chủ SH tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc SH của mình.
      + Quyền sử dụng là quyền của chủ SH khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS.
      + Quyền định đoạt là quyền của chủ TS chuyển giao quyền SH TS của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền đó.
* Thông thường 1 TP xâm phạm cùng 1 lúc cả 3 quyền nêu trên. Tuy nhiên, có 1 số TP chỉ XP đến 1 trong 3 quyền nêu trên như tội sử dụng trái phép TS.
@- Đối tượng tác động: tài sản thuộc các hình thức SH khác nhau.
      + Tài sản là bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền TS.
      + Không phải mọi tài sản đầu là đối tượng tác động của nhóm tội này. Cần xác định phạm vi này. Xét về hình thức TS có 4 loại:
                  * Vật:
Có 3 nhóm tài sản ở dạng vật:
- Tài nguyên của đất nước: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. (Đ 17 HP 92).
- Các TS có tính năng đặc biệt như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, các chất ma túy, tiền chất ma túy, vật liệu nổ, chất độc, chất phóng xạ…
- Các TS thông thường khác.
Xác định đối tượng theo vật.
                  * Tiền và giấy tờ giá trị được bằng tiền.
- Tiền là đối tượng tác động của nhóm TP này.
- Giấy tờ giá trị được bằng tiền: như cổ phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…
Các giấy tờ này về nguyên tắc không phải là đối tượng tác động của nhó TP này, trừ khi chúng là giấy tờ vô danh, có giá trị đương nhiên như tiền.
Một số giấy tờ chỉ quyền về TS vô danh cũng là đối tượng tác động của nhóm TP này như vé gởi xe…
* Quyền tài sản:
Những quyền mà chủ SH có quyền được hưởng một TS trong tương lai như quyền đòi nợN, quyền SH đ /v các sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Nhóm này về nguyên tắc không thuộc đối tượng tác động của nhóm TP này. Quyền SH công nghiệp là đối tượng của các TP kinh tế.
b-     MKQ:
@- Cấu thành: cắt xén: cướp tàu sản
                          hình thức: cướp giật, bắt cóc, cưỡng đoạt.
                            Vật chất: còn lại.
@- Hành vi:
Gồm các loại hành vi như chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép, sử dụng trái phép, hủy hoại, có ý làm hư hỏng TS, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến TS do vô ý.
* Chiếm đoạt TS:
-ĐN: hành vi cố ý chuyển biến một cách trái PL TS đang thuộc sự quản lý của 1 chủ thể thành tài sản của mình.
- Các đặc điểm:
      + Làm cho chủ TS mất khả năng thực tế thực hiện quyền SH của mình đ /v TS.
      + Tài sản bị chiếm đoạt là TS đang trong sự chiếm hữu của 1 chủ thể.
      + Cố ý trực tiếp.
Ý nghiã: phân biệt ranh giới giữa các loại TN.
- Các hình thức chiếm đoạt tài sản gồm 7 hình thức: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm
      * Chiếm giữ trái phép: là hành vi cố tình không giao trả tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được.
      * Sử dụng trái phép : là hành vi khai thác lợi ích do TS đem lại không được sự đồng ý của người quản lý.
      * Huỷ hoại, làm hư hỏng TS
@- Hậu quả: có 3 loại TH:  về TS, về người và hậu quả nghiêm trọng khác.
* Thiệt hại về tài sản là những thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra.
* Thiệt hại về người là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe ( 133, 134, 136)
*Hậu quả nghiêm trọng khác ở đây được hiểu là:
-Những hậu quả về an ninh, trật tự an toàn XH, ảnh hưởng chính trị như do việc chiếm đoạt TS mà không thực hiện được chính sách của nhà nước đãi ngộ đ /v thương binh, gia đình liệt sỹ hoặc các đối tượng chính sách khác.
-TH về TS là hệ quả của việc PT như để khắc phục tình trạng nguy hiểm do hành vi PT đưa đến như do mất TS mà không thể mua thuốc trừ sâu làm thiệt hại mùa màng…
-Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do việc chiếm đoạt TS đưa đến như làm người bị hại không có tiền mua thuốc, chữa trị cho con.
@- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm.
@- Đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội chiếm đoạt TS mà còn vi phạm.
c-     MCQ: cố ý và vô ý.
d-  Chủ thể: thường.
3- Đường lối xử lý:
      Tử hình tội: cướp
      Tù chung thân: bắt cóc, cướp giật, lừa đảo
      Hình phạt nhẹ đ /v các t /h do vô ý mà PT.
II- Các tội phạm cụ thể.
1-     Tội cướp TS.
a-     KN: 133.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: SH và nhân thân.
* MKQ:
@- cấu thành cắt xén.
@- Hành vi: thực hiện 1 trong các hành vi sau:
      + dùng vũ lực: dùng bạo lực vật chất nguy hiểm đến tính mạng, SK của người bị hại khiến họ vì thế mà tê liệt ý chí không dám chốnng cự.
Đối tượng bị tấn công: Không những là người quản lý TS mà còn là người tuy không quản lý TS nhưng kẻ PT dùng vũ lực đ /v họ để chiếm bằng được TS.
      + Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc tức là sự đe dọa đó mãnh liệt về cường độ, nhanh chóng về thời gian khiến trong sự đe dọa đó mà người bị hại tê liệt ý chí. Đối tượng bị đe dọa là người đang quản lý TS.
      + Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: dùng các thủ đoạn khác nhau để đưa đến tình trạng trên như dùng thuốc mê…
Chú ý: hiện nay đang có sự tranh luận về việc dùng rượu chuốc nạn nhân say để chiếm đoạt TS.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi kẻ PT thực hiện 1 trong những hành vi nói trên bất kể đã chiếm đoạt được TS hay chưa.
2- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
a-     KN: 134
b-     Các dấu hiệu:
* KT: SH và nhân thân - quyền tự do thân thể của người khác.
Đối tượng tác động là con tin: là người có quan hệ thân thiết với chủ TS về tình cảm. Tuy nhiên, trong 1 số t /h tống tiền đ /v Nhà nước, 1 tổ chức quan hệ này không có. Tuổi của con tin rất đa dạng, thường con tin là trẻ em. 
TS bi chiếm đoạt có thể là của công dân, Nhà nước, tổ chức…
* MKQ: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS.
      + Hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ người trái phép. Thủ đoạn để bắt giữ người trái PL rất đa dạng như dụ dỗ, lừa phỉnh, bằng vũ lực… Thủ đoạn bắt cóc không có ý nghiã để xác định tội danh.
      + Hành vi kế tiếp là hành vi đe dọa chủ TS về việc sẽ gây TH đến TM, SK của con tin. Cách thức chuyển lời đe dọa cũng khá đa dạng, qua thư, diện thoại, gặp trực tiếp… Bằng thủ đọn đe dọa trên kẻ PT đã khống chế tư tưởng chủ TS buộc họ giao TS. Bàn chất của hành vi này là cưỡng đoạt TS. Do kẻ PT sử dụng mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa chủ TS và con tin, đặt con tin trong tình trạng nguy hiểm nên so với cưỡng đoạt thông thường bắt có mhằm chiết đoạt TS có tính nguy hiểm cao hơn hẳn nên nhà làm luật quy định thành 1 TP độc lập.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi kẻ PT đưa ra lời đe dọa đòi chuộc con tin bằng tiền.
* MCQ: cố ý.
      Mục đích: nhằm chiếm đoạt TS.
* Chủ thể: thường.
@ Chú ý: Xác định đường lối xử lý đ /v việc bắt cóc đưa đến HQ nghiêm trọng.
      + Cố ý gây thương tích, gây chết người trong quá trình giam giữ hoặc do tống tiền không thành thì xử tổng hợp TP.
      + Dấu hiệu định khung tăng nặng gây HQ nghiêm trọng được hiểu việc gây thiệt hại về sức khỏe do chế độ giam giữ, do quá sợ mà nạn nhân bị hoảng loạn tinh thần, do vô ý làm chết người.
      + Đây cũng chỉ là 1 hình thức cưỡng đoạt TS.
3-Tội cưỡng đoạt TS.
a-     KN: 135.
b-     Các dấu hiệu:
* MKQ: cấu thành hình thức.
Hành vi:
-         Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi đe dọa sẽ gây thiệy hại đến tính mạng, SK, nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người PT. Phân biệt sự khác nhau với cướp: cường độ và thời gian.
-         Hành vi uy hiếp tinh thần người có TN về TS là hành vi đe dọa sẽ làm một việc có hại cho người có TN về TS. Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là về TS, danh dự, uy tín nếu yêu cầu của người PH không được thỏa mãn.Các thủ đoạn đe dọa:
+ Đe dọa sẽ hủy hoại TS.
+ Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp, hoặc một hành vi phạm đạo đức của người bị đe dọa.
+ Đe dọa sẽ loan những tin thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín.
Đặc trưng: Khống chế tư tưởng người quản lý TS để chiếm đoạt TS.
*MCQ: lỗi cố ý.
      Mục đích: nhằm chiếm đoạt TS.
* Chủ thể: thường.
4- Tội cướp giật. ( 136)
a- KN: Hành vi công khai chiếm đoạt TS một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ TS.
b- Các dấu hiệu:
* KT: quyền sở hữu và quyền nhân thân
Đối tượng tác động thường là loại TS gọn nhẹ để có thể cướp giật.
* MKQ:
Hành vi: Đặc trưng - Chiếm đoạt TS một cách công khai và nhanh chóng.
Tính chất công khai của hành vi chiếm đoạt thể hiện ở việc thực hiện hành vi chiếm đoạt mà không có ý thức che đậy hành vi.
Tuy hành vi chiếm đoạt mang tính công khai nhưng kẻ PT không muốn đối đầu với chủ TS, mà mong tránh sự phản ứng của người bị hại. Vì vậy mà hành vi vhiếm đoạt phải có tính chất nhanh chóng. Nghiã là kẻ PT nhanh chónh tiếp cận đ /v TS, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.
Cũng có một vài t /h kẻ PT có sử dụng tới bạo lực nhưng việc dùng bạo lực chỉ để tạo đ /k thuận lợi cho việc tiếp cận và chiếm đoạt TS, chứ không có ý nghiã làm cho chủ TS bị tê liệt ý chí như cướp.
TP được coi là hoàn thành khi kẻ PT đã giật được TS khỏi nơi giữ dù sau này có thể phải vứt lại.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường
5- Tội công nhiên chiếm đoạt TS. ( 137).
a-     KN: hành vi lợi dụng chủ TS đang trong hoàn cảnh không có đ /k ngăn cản đã công nhiên chiếm đoạt TS có trị giá từ 2.000.000đ trở lên…
b-     Các dấu hiệu:
*KT: quyền sở hữu tài sản
Đối tượng tác động là TS có trị giá từ 2.000.000 đ trở lên
Hoặc dưới 2.000.000đ thì phải rơi vào một trong những t /h luật định.
* MKQ: Công nhiên chiếm đoạt TS
Công khai c /đ TS nghiã là chiếm đoạt TS trước sự chứng kiến của chủ TS, kẻ PT không hề che dấu hành vi của mình đ /v chủ TS.
Trong tình trạng chủ TS không có điều kiện để ngăn cản hành vi chiếm đoạt TS như vì ở trong tình trạng vướng mắc nào đó, hoặc những người chiếm đoạt quá đông mà điều kiện bảo quản TS không có.
Nếu trị giá TS bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đ thì dấu hiệu khách quan đòi hỏi thêm 1 trong các điều kiện như sau:
- Gây hậu quả nghiêm trọng là những ảnh hưởng xấu về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn XH, yêu cầu đấu tranh phòng chống TP tại địa phương. Hậu quả nghiêm trọng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là hệ quả của việc chiếm đoạt TS đưa đến.
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt TS nhưng chưa được xóa án.
* MCQ: cố ý trực tiếp
6- Tội trộm cắp TS. ( 138)
a- KN: hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý.
b- Các dấu hiệu:
* MKQ: cấu thành vật chất.
HV: lén lút chiếm đoạt TS đang có người quản lý.
Lén lút chiếm đoạt tài sản là việc chiếm đoạt TS theo ý thức chủ quan của người PT là bí mật đối với chủ TS. (Người xung quanh - không bắt buộc).
TS bị chiếm đoạt là TS đang trong sự quản lý của người khác.
Trị giá TS bị c /đ từ 2.000.000đ.
Nếu dưới 2.000.000đ thì phải rơi vào một trong những t/h luật định (khoản 1 điều 138)
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội chiếm hữu về thực tế đ /v TS. (TS gọn nhẹ và cồng kềnh)
Chú ý: phân biệt với chiếm giữ trái phép TS.
7- Tội lừa đảo chiếm đoạt TS.
a-     KN: 139.
b-     Các dấu hiệu:
* Hành vi: bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt TS của người khác.
Gian dối thường được thực hiện bởi việc đưa ra các thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người nhận thông tin tưởng đó là sự thật mà giao TS. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng: dùng giấy tờ giả mạo, dùng lời nói hoặc tạo ra các tình huống làm ngộ nhận sự thật.
+ Trị giá TS bị chiếm đoạt: Từ 2.000.000đ trở lên.
                  Dưới 2.000.000đ thì phải ở trong các t /h luật định (khoản 1 điều 139).
Trong lừa đảo thì hành vi chiếnm đoạt được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Còn trong các TP khác nếu có sử dụng một số thủ đoạn gian dối thì chỉ là cách thức để tiếp cận TS, tạo đ /k thuận lợi cho việc thực hiện TP, che dấu TP. Trong những t /h này việc chiếm đoạt được TS là do các điều kiện khác.
8- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS (điều 140).
a- KN: 140.Nhận TS một cách ngay thẳng hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng rồi chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ TS đã nhận thông qua các hành vi được mô tả tại K1 của điều luật.
b- Các dấu hiệu:
MKQ:
-Hành vi:
Nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua việc vay, mượn, thuê TS của người khác hoặc nhận TS của người khác bằng một HĐ (viết hoặc miệng).
Chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ TS đã nhận:
      + Bằng cách gian dối để không trả lại TS
      + Bỏ trốn để c /đ TS.
      + Sử dụng TS vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại.
Trị giá TS bị chiếm đoạt:
      + Từ 4 triệu trở lên.
      + Dưới 4 triệu thì: - gây HQ nghiêm trọng.
                              - đã bị xử phạt hành chính về h /v c/đ.
                             - đã bị kết án về tội c /đ nhưng chưa được xóa án mà còn vi phạm.
9- Tội chiếm giữ trái phép TS.
a-KN: 141.
b-Các dấu hiệu:
*KT: quyền sở hữu tài sản
Đối tượng tác động: TS thoát khỏi sự quản lý của chủ TS hoặc người có TN mà người PT vì ngẫu nhiên mà có TS .
TS bị giao nhầm: là TS do người có TN mà nhầm lẫn về số lượng, hoặc về giá trị so với TS lẽ ra phải giao.
TS tìm được là TS thấy được do bỏ một số công sức tìm kiếm như đào, bới, lặn xuống biển…
TS bắt được: là TS ngẫu nhiên phát hiện được mà không phải bỏ công sức để tìm kiếm
Trị giá tài sản bị chiếm giữ để cấu thành TP tối thiểu phải từ 10 triệu đ trở lên. Giá trị TS không đặt ra cho các TS là cổ vật, TS thuộc vật phảm văn hóa, di tích lịch sử.
* MKQ:
Hành vi: Đặc trưng là sau khi ngẫu nhiên chiếm hữu tài sản đã cố tình không trả, không giao nộp TS thể hiện qua các dấu hiệu sau:
      + Cố tình không trả lại TS bị giao nhầm.
      + Cố tình không giao nộp TS mà mình bắt được, tìm được.
      + Trị giá TS bị chiếm giữ:  10 triệu đ hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa.
* MCQ: Lỗi cố ý.           
Cố tình thể hiện thông qua các t /h sau:
+ Từ chối không trả TS sau khi được chủ SH hoặc cơ quan có TN yêu cầu được nhận lại TS.
+ Định đoạt TS như đem bán, cho…
Phân biệt chiếm giữ trái phép với trộm cắp TS.
10- Tội sử dụng trái phép TS.
a- KN: 142. Điểm khác biệt so với BLHS 85 là mở rộng đối tượng bảo vệ là TS của bất kỳ hình thức SH nào.
b- Các dấu hiệu:
* KT: Quyền sử dụng TS (phân biệt với trường hợp lấy tài sản chỉ với mục đích sử dụng trái phép nhưng đem vứt tài sản đi ngay sau khi sử dụng TS).
Đối tượng tác động: là mọi thứ TS có khả năng mang lại lợi ích vật chất cho người sử dụng như tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt…
Trị giá TS bị sử dụng trái phép ít nhất phải từ 50 triệu trở lên.
Tiền cũng có thể là đối tượng tác động của TP này khi có hành vi mượn quỹ trái phép. Tuy nhiên trong việc mượn quỹ trái phép chỉ cấu thành trong tr /h việc mượn quỹ không có biểu hiện của h /v chiếm đoạt TS.
Thực tiễn không áp dụng là sử dụng TS trái phép khi việc mượn quỹ rơi vào 1 trong những t /h sau:
1- Mượn quỹ mà có biểu hiện không hoàn trả lại .
2-     Mượn quỹ với số tiền vượt quá khả năng tài chính của bản thân.
3-     Dùng tiền mượn quỹ vào hoạt động bất hợp pháp.
* MKQ: Cấu thành vật chất và hình thức.
Dấu hiệu 1- Hành vi: sử dụng trái phép TS nghiã là khai thác trái phép giá trị sử dụng của TS để thụ hưởng lợi ích vật chất do TS đem lại.
Chú ý: Việc sử dụng không kèm theo việc làm cho chủ TS mất TS (tức mất khả năng chiếm giữ, định đoạt TS. Nếu thông qua việc sử dụng TS mà làm cho chủ TS mất khả năng thực tế thực hiện các quyền nói trên thì hành vi đó sẽ ứng với một trong các TP tương ứng có hành vi chiếm đoạt TS).
Dấu hiệu 2:
      + Gây hậu quả nghiêm trọng.
      + Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
      + Hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án mà còn vi phạm.
* MCQ: cố ý.
Động cơ: vì vụ lợi - thu vén lợi ích vật chất bất hợp pháp cho bản thân mình hay cho một nhóm người.
* Chủ thể: thường (thường là người có TN quản lý TS).
11- Tội hủy hoại, tội cố ý làm hư hỏng TS.
a-     KN: 143 quy định 2 TP là huỷ hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản.
b-     Các dấu hiệu:
*KT: Quyền SH.
Đối tượng tác động là các loại TS của các hình thức SH trừ những TS có tính năng đặc biệt như vũ khí quân dụng, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia…
* MKQ: Cấu thành vật chất.
Hành vi:
      + Hủy hoại TS là hành vi cố ý làm cho TS hoàn toàn mất giá trị sử dụng.
      + Cố ý làm hư hỏng TS là làm cho tài sản bị hư hỏng cần phải sửa chữa thì mới sử dụng được.
Để xác định các hành vi trên phải dựa vào phương thức thực hiện hành vi phạm tội mà với phương thức đó thì TS có khả năng mất giá trị sử dụng hoặc chỉ bị hư hỏng.
Hậu quả: gây thiệt hại về TS có trị giá 2.000.000 đ trở lên,
TS bị thiệt hại có trị giá dưới 2.000.000 đ thì phải rơi vào 1 trong những t /h sau:
-         Gây hậu quả nghiêm trọng: Giống như trong các tội chiếm đoạt TS.
-         Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
-         Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
12- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến TS của Nhà nước.
a- KN: 144.
b- Các dấu hiệu;
*KT: quyền sở hữu tài sản.
Đối tượng tác động là TS của nhà nước.
* MKQ: cấu thành vật chất.
Hành vi: thiếu TN trong công tác quản lý tài sản nghiã là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ đến nơi đến chốn các quy định về quản lý và bảo vệ TS mà làm mất mát, hư hỏng, lãng phí TS.
+ Mất mát là làm cho TS thoát khỏi sự quản lý của mình.
+ Hư hỏng TS là do thiếu bảo quản cần thiết nên TS không thể sử dụng được nếu không sửa chữa.
+ Lãng phí: chi tiêu bừa bãi, không tiết kiệm, không đem lại hiệu quả kinh tế.
Hậu quả: Gây thiệt hại về TS có trị giá từ 50 triệu đ trở lên. Đây là dấu hiệu bắt buộc đ /v tội phạm này.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
* MCQ: vô ý.
* Chủ thể: Người có nhiêm vụ trực tiếp trong công tác quản lý TS của Nhà nước. Thường liên quan đến thủ trưởng cơ quan, kế toán trưởng, thủ quỹ…
NQ 01/ HĐTP TATC 89 giải thích:
“ Chủ thể của loại tội này trước hết là những người trực tiếp giữ TS “ (thủ kho, thủ quỹ, người bán hàng, người áp tải hàng hóa vật tư, bảo vệ). 
Chủ thể của TP này cũng có thể là người đã ký duyệt việc thu, chi, cấp phát thanh toán TS (cán bộ kế toán, cán bộ lãnh đạo có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý TS. Còn người có chức vụ nếu do lơ là, buông lỏng quản lý mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao để người khác làm mất, hư hỏng, lãng phí, chiếm đoạt TS thì là chủ thể của tội thiếu TN gây hậu quả nghiêm trọng ( 285) , bởi lẽ việc thiếu TN này không trực tiếp gây ra việc mất mát, hư hỏng, lãng phí làm thiệt hại nghiêm trọng đến TS.
13- Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến TS.
Chỉ cấu thành khi trị giá TS bị thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.
THẢO LUẬN – BÀI TẬP














CHƯƠNG IV: CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
I. CÁC DẤU HIỆU CHUNG:
a-Khách thể loại. Trật tự quản lý kinh tế.
Trật tự quản ký KT là tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của chủ thể khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sản phẩm cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận.
Trật tự này do Nhà nước quy định nhằm bảo đảm các quyền của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu dùng, bảo đảm ổn định và tăng trưởng KT trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. 
b-Các dấu hiệu về mặt khách quan:
 Cấu thành: Có sự kết hợp nhiều loại cấu thành ngay trong 1 tội danh
* Hành vi phạm tội - phần lớn thể hiện ở hành động PT.
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý kinh tế. Tuy nhiên cần phân biệt với 1 số TP có vi phạm chế độ quản lý KT nhưng không thuộc nhóm TP này bởi khách thể trực tiếp của chúng không phải là trật tự QLKT của nhà nước. VD tội tham ô tài sản điều 278,
      Các lĩnh vực của việc vi phạm: sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, quản lý tài nguyên.
* Hậu quả nghiêm trọng là một dấu hiệu khá phổ biến trong cấu thành của nhiều TP.
* Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm  là một tình tiết định tội của nhiều tội danh.
* Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
* Đã bị kết án nhưng chưa được xóa án.
* Trị giá hàng hóa phạm pháp là dấu hiệu định tội của một số tội phạm cũng như là tình tiết định khung hình phạt.
Ngoài ra, trong 1 số điều luật dấu hiệu lợi bất chính lớn cũng được quy định là dấu hiệu định tội.
* Các dấu hiệu về mặt chủ quan: Lỗi cố ý và vô ý.
* Chủ thể: 2 nhóm – thường
Đặc biệt: là người có chức vụ quyền hạn:165, 166, 169, 170, 174, 176,177, 178, 179.
II. Các tội phạm cụ thể:
1. Tội buôn lậu. 153.
a.      ĐN: buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới.
b. Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự quản lý KT của NN về ngoại thương.
* MKQ: Cấu thành: hình thức
Hành vi buôn bán qua biên giới trái phép nghiã là mua đi bán lại hoặc mua nhằm bán lại hàng hóa qua biên giới không đúng với quy định của Nhà nước về việc đưa hàng hóa ra hoặc vào VN.
Hành vi buôn lậu có trị giá hàng phạm pháp từ 100 tr trở lên thì mới cấu thành TP. Nếu giá trị hàng phạm pháp dưới 100 tr thì:
      + Không cấu thành TP và chỉ được coi là vi phạm hành chính.
      + Sẽ cấu thành TP khi rơi vào một trong những t /h sau:
      - Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc một trong những hành vi luật định.
      - Đã bị kết án về tội này hoặc một trong những h /v được luật quy định.
Chú ý: Hành vi buôn bán qua biên giới cấu thành một trong những TP được quy định tại 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, và 238 thì cấu thành các tp tương ứng . Không áp dụng điều luật này.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi thực hiện hành vi mang hàng hóa vào VN.
* MCQ : lỗi cố ý.
* Chủ thể: thường.
2. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
      a- ĐN: 154.
      b- Các dấu hiệu:
* KT: XP TTQLKT của nhà nước về vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
* Mặt khách quan: hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nghiã là trái với quy định của Nhà nước.
So sánh sự khác biệt giữa buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới.
Chú ý: Hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới các đối tượng được quy định tại các điều 193, 194, 195, 196 230, 232, 133, 136, và 238 thì cấu thành các TP tương ứng.
* Mặt chủ quan: Cố ý.
* Chủ thể: thường.
3.  Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
a-                 ĐN: 155 quy định 4 TP.
b-                 Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự quản ký của NN đ /v các loại hàng mà NN cấm tư nhân sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
      Đối tượng tác động: các loại hàng cấm (được quy định trong các danh mục hàng cấm ban hành kèm theo Nghị định của chính phủ số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP).
* MKQ: thực hiện một trong các hành vi sau:
Sản xuất hàng cấm
Tàng trữ hàng cấm
Vận chuyển hàng cấm
Buôn bán hàng cấm
* MCQ: Cố ý.
* Chủ thể: thường.
Chú ý:
 - Phân biệt các tội tàng trữ với sản xuất hàng cấm.
 - Phân biệt với các tội phạm khác như:
Đ 230 -mua bán trái phép vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Đ 232 - vật liện nổ.
Đ 194- Chất ma tuý, tiền chất ma túy - 195.
Đ 236- chất phóng xạ.
Đ 253- văn hóa đồi trụy.
  - Phân biệt tội buôn lậu với buôn bán hàng cấm: theo phạm vi của hoạt động buôn bán.
4. Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả.
a- KN: Đ 156 quy định 2 tội:- sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.
b- Các dấu hiệu:
* KT: Tính trung thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
      Đối tượng tác động: hàng giả.
* Mặt khách quan:
Sản xuất  hàng giả: là h /v làm ra hàng giả, gia công bộ phận của hàng giả, lắp ráp hàng giả.
Buôn bán hàng giả: là h /v mua đi bán lại loại hàng biết rõ là hàng giả.
*MCQ: cố ý.
Đối với hành vi buôn bán hàng giả thì phải xác định ý thức của người PT nhận thức hàng hóa mình buôn bán là giả.
* Chủ thể: thường.
Chú ý: các loại hàng giả khác nhau có thể cấu thành 1 trong các tội được quy định 156,157,158.
5. Tội kinh doanh trái phép.
a-     KN: 159.
b-     Các dấu hiệu:
* Khách thể: Trật tự quản lý của NN đ /v hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực.
* Mặt khách quan:
Kinh doanh không đăng ký KD, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp PL quy định phải có giấy phép thuộc 1 trong các trường hợp sau:
-                     Đã bị xử lý hành chính hoặc đã bị kết tội về 1 trong các tội luật nêu mà chưa được xóa án.
-                     Hàng phạm pháp có giá trị từ 100T trở lên.
* Mặt chủ quan: Cố ý. 
* Chủ thể: Thường.
6. Tội đầu cơ.
a-     KN: 160.
b-     Các dấu hiệu:
*Khách thể:
 Trật tự quản lý KT của NN trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.
Đối tượng tác động là các loại hàng hóa đang trong tình trạng bị khan hiếm. Tuy nhiên, hàng cấm dù đang khan hiếm cũng không phải là đối tượng tác động của TP này
*Mặt khách quan:
-                     Lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
-                     Tình hình khó khăn về kinh tế
-                     Mua vét hàng hóa với số lượng lớn.
-                     Gây hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi mua vét hàng hóa chỉ cấu thành TP khi hội đủ các dấu hiệu được luật định.
Loại trừ 1 số t /h  không cấu thành TP.
* Mặt chủ quan: cố ý.
      Mục đích: nhằm thu lợi bất chính.
* Chủ thể: thường.
7. Tội trốn thuế.
a-     KN: Đ 161.
b-     Các dấu hiệu:
*Khách thể:
Xâm phạm chính sách thuế của NN trong tất cả các lĩnh vực, làm thất thu 1 phần ngân sách NN.
*Mặt khách quan:
Hành vi: Trốn thuế
                  + Thuế bao gồm mọi loại thuế phải đóng bằng tiền, hiện vật hoặc dưới hình thức khác với tính chất là 1 nghiã vụ bắt buộc như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cá nhân…                                 + Hành vi trốn thuế có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như không đăng ký kinh doanh, kê khai gian dối, lập chứng từ giả, làm sai lệch sổ sách kế toán, với mục đích để không phải nộp thuế. Cần chú ý t /h vì muốn trốn thuế mà khai báo gian dối tại cơ quan hải quan về việc đưa hàng hóa ra vào VN thì liên quan đến tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới.
Chỉ cấu thành TP khi:
                + Trị giá tiền thuế trốn từ 100 T;
                + Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế;
                + Hoặc đã bị kết án về 1 trong các TP luật nêu mà chưa được xóa án. 
Thủ đoạn trốn thuế rất đa dạng và không có ý nghiã định tội. Tuy nhiên, nếu thủ đoạn trốn thuế cấu thành một TP độc lập khác như đưa hối lộ, chống người thi hành công vụ thì xử tổng hợp TP (về nhiều TP).
* Mặt chủ quan: lỗi cố ý.
* Chủ thể: Thường.
8.Tội lừa dối khách hàng (Đ162)
Các dấu hiệu:
* Khách thể: XP trật tự QL về lưu thông hàng hóa.
* Mặt khách quan:
Hành vi gian dối: Trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác lừa dối khách hàng.
Chỉ cấu thành TP khi:
                              + gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
                              + hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này.
                              + hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án.
- Phân biệt lừa đảo với lừa dối khách hàng.
* Mặt chủ quan : lỗi cố ý.
* Chủ thể: là người bán hàng trong quan hệ giao dịch mua bán của tất cả các thành phần kinh tế.
9. Tội cho vay nặng lãi (Đ163): Căn cứ xác định về việc nặng lãi: thông báo của nhân hàng Nhà nước về mức lãi xuất cơ bản theo từng thời điểm.
10. Tội cố ý làm trái quy định của NN về QLKT gây hậu quả nghiêm trọng.
a-     Khái niệm:điều 165.
b-     Các dấu hiệu:
* Khách thể: Trật tự QLKT của NN.
* MKQ: cấu thành vật chất.
H/v: Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái các quy định QLKT của NN
 + Hành động và không hành động.
 + Làm trái là làm không đúng quy định của NN.
 + Chỉ trong lĩnh vực quản lý KT.
HQ: gây thiệt hại về tài sản từ 100 T trở lên.
Nếu thiệt hại dưới 100 triệu thì phải đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn vi phạm hoặc gây HQ nghiêm trọng.
* Mặt chủ quan: cố ý. 
* Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn trong việc thực hiện các quy định QLKT của NN. Người không có chức vụ có thể bị xét xử với vai trò là đồng phạm.
Chú ý: Nếu hành vi cố ý làm trái đã được quy định ở điều luật khác thì phải áp dụng các điều luật tương ứng đó. Phạm vi của cố ý làm trái theo 165 chỉ gồm những hành vi chưa được quy định thành các tội phạm độc lập. ( 161, 166, 169, 178, 179…).
11. Tội quảng cáo gian dối
Quảng cáo gian dối: là quảng cáo không đúng với quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của chính hàng hóa, dịch vụ thương mại được bán, cung ứng trên thị trường.
Chỉ cấu thành khi:
- Gây hậu quả nghiêm trọng:
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án.
* Mặt chủ quan: Cố ý.
* Chủ thể: có 2 loại người:
- Người có hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo.
- Người thực hiện dịch vụ quảng cáo.
Các điều luật còn lại, sinh viên tự nghiên cứu.
THẢO LUẬN-BÀI TẬP







                                                         



















Chương V: CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
1. Định nghĩa: Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho XH cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước.
2. Các đặc điểm chung:
a. KT loại: chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước
Đối tượng tác động của nhóm tội phạm: các chất ma túy, tiền chất ma túy, dụng cụ, phương tiện sử dụng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
b. Các đặc điểm về mặt khách quan: cấu thành hình thức. Hành vi: bao gồm các hành vi trái phép liên quan đến quá trình tạo ra, tiêu thụ và sử dụng chất ma túy. Biểu hiện qua các nhóm hành vi:

-         Tạo ra trái phép chất ma túy

-         Tiêu thụ trái phép chất ma túy.
-         Mua bán trái phép,
-         Tổ chức sử dụng trái phép, chứa chấp việc sử dụng trái phép, cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy.
Cần phân biệt với những hành vi hợp pháp trong hoạt động sản xuất, mua bán và sử dụng chất ma túy.
c. Các đặc điểm về mặt chủ quan: lỗi cố ý
Chú ý: - Sai lầm về đối tượng tác động.
           - Thực hiện hành vi liên quan đến ma túy nhưng có cơ sở để xác định rằng người có hành vi không nhận thức được mình đã có hành vi liên quan tới nó.
d. Chủ thể: thường.
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc loại cây khác có chứa chất ma túy.
a-     KN: Đ 192 BLHS.
b-     Các dấu hiệu:
* Khách thể: Chế độ quản lý các chất ma túy.
 Đối tượng tác động: cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
* MKQ:- Có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy (tham gia vào quá trình canh tác từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch).
         -Đã được giáo dục nhiều lần.
         -Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
         -Đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm.
*MCQ: Cố ý trực tiếp.
*Chủ thể: Bất kỳ ai.
2.Tội sản xuất trái phép các chất ma túy.
a-KN: Đ 193 BLHS..
b-Các dấu hiệu:
*KT: Trật tự quản lý chất ma túy.
            Đối tượng tác động: Các chất ma túy
*MKQ: Cấu thành hình thức
 -Hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.Có thể gặp 1 số loại hành vi sau:
+ Chiết xuất: Tách chất ma túy từ một số thực vật  hoặc nhựa của chúng.
+Điều chế: Là hành vi tạo ra chất ma túy theo một quy trình nhất định .
+ Pha chế: Trộn lẫn các chất để tạo ra hỗn hợp ở thể rắn hoặc thể lỏng có chứa chất ma túy.
Các hành vi nêu trên phải là trái phép .
 Không có mức khởi điểm về trọng lượng chất ma túy được sản xuất để cấu thành TP.
* MCQ: Cố ý.
*Chủ thể: Bất kỳ ai
3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy.
a-KN : Đ 194BLHS. Quy định 4 TP
b-Các dấu hiệu:
* KT:  Xâm phạm đến chính sách độc quyền của NN về quản lý chất ma túy.
* MKQ:
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy: nghĩa là hành vi đó được thực hiện không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
Hành vi tàng trữ = cất giấu chất ma túy ở bất kể nơi nào như ở trong người, trong nhà, hoặc ở một nơi nào khác. Việc tàng trữ không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất. Thời gian cất giữ không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh.
Tàng trữ trái phép chất ma tuý được hiểu là việc tàng trữ không được phép.
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nghĩa là dịch chuyển bất hợp pháp ở bất cứ nơi nào mà không có mục đích mua bán, sản xuất. Việc vận chuyển có thể được bất kỳ hình thức nào. Phạm vi vận chuyển trong nội địa hay qua biên giới không ảnh hưởng gì đến việc xác định tội danh.
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy thể hiện qua một trong các hành vi sau:
+Bán trái phép chất ma túy cho người khác;
+ Mua để nhằm bán lại cho người khác.
+ Xin chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác.
+ Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi thanh toán… lấy ma túy để bán lại trái phép cho người khác.
+ Trao đổi chất ma túy để lấy hàng hóa khác.
Hành vi chiếm đoạt chất ma túy: thể hiện thông qua một trong các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, hoặc tham ô.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
4. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (sinh viên tự nghiên cứu)
5. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Đối tượng tác động: phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Sản xuất dụng cụ, phương tiện sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy: được hiểu là hành vi chế tạo, gia công, sản xuất hàng loạt các đối tượng nói trên.
Các hành vi khác đã được giải thích ở các TP trước.
6. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
a-     KN: 197.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Chế độ quản lý các chất ma túy.
* MKQ: Cấu thành hình thức.
Hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy là hành vi chủ động tụ tập, và tạo các điều kiện để có thể tiến hành được việc sử dụng chất ma túy.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
7. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
a-     KN: 198.
b-     Các dấu hiệu:
* MKQ: cấu thành hình thức.

Hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy: là hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chức chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Hành vi PT có thể được thực hiện ở dạng hành động phạm tội thể hiện thông qua hành vi tích cực tạo chỗ cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Hành vi PT có thể được thực hiện ở dạng không hành động PT thể hiện thông qua việc không ngăn cản người khác sử dụng chất ma túy nơi mình đang quản lý khi biết về việc người khác sử dụng chất ma túy tại địa điểm đó.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
8. Tội sử dụng trái phép chất ma túy (ĐÃ BỊ BỎ)
9. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
a-     KN: 200.
b-     Các dấu hiệu:
* KT:
* MKQ: Cấu thành hình thức.
Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác vào việc sử dụng chất ma túy.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
10. Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.
a-     KN: 201.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Chế độ quản lý chất gây nghiện và các chất ma túy khác.
Đối tượng tác động: Chất gây nghiện và các chất ma túy khác ở đây phải là những chất được quy định trong danh mục các chất ma túy trong BLHS VN và các công ước quốc tế 1961, 1971, và 1988.
* MKQ:
Hành vi của người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác mà vi phạm các quy định về quản lý sử dụng các chất đó.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: đặc biệt


Chương VI: CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
I-Khái niệm chung.
1-                   Định nghiã: Là những hành vi XP hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.
2-                   Các đặc điểm chung.
a-                   KT loại: sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đồng thời XP đến lợi ích hợp pháp của công dân.
b-                   MKQ: Cấu thành: hình thức và vật chất.
Hành vi: Hành vi phạm tội trong nhóm TP này luôn gắn liền với chức vụ quyền hạn của người PT. Mối liên hệ này thể hiện ở hành vi lợi dụng cương vị công tác của chủ thể để thực hiện TP mà thiếu sự lợi dụng này không thể tiến hành việc thực hiện TP.
Người PT có thể thực hiện hành vi trong thẩm quyền nhưng trái với công vụ tức là vi phạm các nguyên tắc và hình thức hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức XH. Nhưng cũng có thể thực hiện hành vi PT trên cơ sở lạm dụng chức vụ quyền hạn để làm một việc vượt quá thẩm quyền của mình.
Hành vi PT có thể được thực hiện ở dạng hành động PT và không hành động PT.
Hậu quả: là dấu hiệu khá phức tạp vì có sự kết hợp giữa sự thiệt hại vật chất và phi vật chất.
* MCQ:
Lỗi cố ý và vô ý.
Động cơ: Vì vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành TP ( 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 291).
* Chủ thể: Đặc biệt: Người có chức vụ quyền hạn.
Biệt lệ: là chủ thể thường.
II- Các tội phạm cụ thể.
1-                   Tội tham ô TS.
a-                   KN: 278.
b-                   Các dấu hiệu:
* KT: sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý TS. Đồng thời XP đến SH của nhà nước.
TS bị chiếm đoạt có 2 đặc điểm:
+ Đang do mình quản lý một cách hợp pháp do cương vị công tác đem lại.
+ Trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đ trở lên. Nếu dưới 2.000.000đ thì phải rơi vào một trong những t /h luật định.
+ Tài sản bị chiếm đoạt là TS của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, chính trị XH, tổ chức XH nghề nghiệp…
* MKQ: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS mà mình có TN quản lý. Người PT đã lợi dụng TN quản lý TS của Nhà nước hoặc của tổ chức chiếm đoạt TS được giao quản lý.
Trong TP này người PT có thể dùng một số thủ đoạn gian dối để che dấu việc PT như sửa chữa sổ sách, lập chứng từ giả… Đây không phải là dấu hiệu định tội.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: Người có TN quản lý TS do chức vụ quyền hạn đem lại.
2- Tội nhận hối lộ.
a- KN: 279.
b- Các dấu hiệu:
* KT:
* MKQ: Hành vi khách quan phức tạp gồm nhiều dấu hiệu.
 @-Nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Của hối lộ – là tiền, TS, lợi ích vật chất. Đây là dấu hiệu bắt buộc.
+ Trị giá tối thiểu của vật hối lộ là 2.000.000 đ. Nếu dưới 2.000.000 đ thì phải rơi vào một trong các t /h luật quy định
-                     Gây hậu quả nghiêm trọng:
-                     Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
-                     Đã bị kết án về một trong những Tp quy định tại mục A mà chưa được xóa án.
+ Việc nhận vật hối lộ của người khác dưới bất kỳ hình thức nào nghiã là qua trung gian hoặc trực tiếp, với các hình thức tặng, cho mua rẻ…          
@- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
 “ Để làm một việc..” chỉ về dấu hiệu có sự thỏa thuận giữa người nhậnngười đưa hối lộ về việc hối lộ. Đây là dấu hiệu bắt buộc chỉ về mô hình: “hối lộ mua chuộc”, Mô hình này khác với “ hối lộ tạ ơn”.
Sự lợi dụng chức vụ trong t /h này có thể ở các mức độ:
- Làm một việc trong giới hạn thẩm quyền nhưng trái với chức trách.
- Không làm một việc đáng lẽ phải làm trong thẩm quyền của mình.
- Làm một việc vượt quá thẩm quyền trên cơ sở lợi dụng chức vụ quyền hạn.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn.
3- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
a-                   KN: 280.
b-                   Các dấu hiệu:
* KT: sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước thông qua việc sử dụng cương vị công tác để chiếm đoạt TS của người khác.
Đối tượng tác động là TS của người khác. Đây là điểm khác biệt với tội tham ô là tài sản của cơ quan, tổ chức.
* MKQ:
Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS của người khác nghiã là người Pt đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện việc chiếm đoạt TS.
Cách thức sử dụng quyền hạn để chiếm đoạt TS không có ý nghiã về mặt định tội.
Thực tiễn biết đến các cách thức sử dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt TS sau:
-Hình thức cưỡng đoạt TS: Sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như một cách thức uy hiếp tinh thần buộc người khác giao TS.
- Lừa đảo: Sử dụng chức vụ quyền hạn để lừa dối để chiếm đoạt TS. Trong t /h này chức vụ như một phương tiện lừa dối làm cho chủ TS tin vào đó mà giao TS.VD: Thay mặt cho chính quyền địa phương kêu gọi sự đóng góp ủng hộ cho phong trào xóa đói giảm nghèo tại địa phương nhưng thực chất thì lại chiếm đoạt TS.
- Lạm dụng tín nhiệm: Trên cơ sở có sự tin tưởng của chủ TS vì cương vị công tác nên đã giao TS thì đã chiếm đoạt TS được giao
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.
4- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
a-KN: 281.
b-Các dấu hiệu:
* KT: sự hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, tổ chức XH. Đồng thời làm thiệt hại lợi ích hợp pháp của công dân.
* MKQ:
Cấu thành vật chất. Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ nghiã là làm trái với chức năng nhiệm vụ, mục đích công tác được giao.
Hậu quả: thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của XH, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Mối quan hệ nhân quả.
* MCQ: cố ý.
Động cơ: vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Vụ lợi: thu lợi ích vật chất thông qua việc phạm tội.
Động cơ cá nhân khác.
* Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.
5- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
a- KN:  283.
b- Các dấu hiệu:
* KT: hoạt động bình thường và uy tín của cơ quan tổ chức.
* MKQ:
Cấu thành TP.
@- Dùng ảnh hưởng của mình do cương vị công tác đem lại thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn làm trái chức trách.
KN: ảnh hưởng và thúc đẩy.
-ảnh hưởng: được hiểu có mối quan hệ đặc biệt có thể tác động đến hành vi của người khác do cương vị công tác đem lại như mối quan hệ của cấp trên với cấp dưới.
Thúc đẩy: dùng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có chức vụ quyền hạn làm cho họ thực hiện hành vi trái chức trách.
Hình thức lợi dụng sự ảnh hưởng: đa dạng như bằng thư từ, qua điện thoại, công khai hoặc tinh vi.
@- Đã nhận hoặc sẽ nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Trị giá TS nhận được do hành vi nói trên từ 2.000.000 đ trở lên.
Nếu dưới 2.000.000 thì: gây HQ nghiêm trọng và đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
* MCQ: cố ý. Với động cơ vụ lợi.
* Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.
Chú ý: 
- TNHS của người có hành vi trung gian giữa chủ thể TP và người đưa hối lộ.
- TNHS của người đưa TS cho chủ thể để yêu cầu người này tác động đến người có chức vụ quyền hạn để họ làm trái chức trách
6- Tội giả mạo trong công tác.
a-                   KN: 284.
b-                   Các dấu hiệu:
* MKQ:
@- Làm sai lệch nội dung của các giấy tờ thật được cơ quan có thẩm quyền cấp cho đúng đối tượng được cấp bằng cách sửa chữa thông tin chứa trong các tài liệu đó.
@- Làm cấp giấy tờ giả: lợi dụng chức vụ quyền hạn cấp giấy tờ không đúng đối tượng, không bảo đảm quy trình cần thiết như cấp bằng cho người không theo khóa học…
@- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn trên cơ sở lợi dụng cương vị công tác. Đây là cơ sở để phân biệt với tội làm giả tài liệu ( 267)
* MCQ: Cố ý.
Động cơ: vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
* Chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn.
* So sánh với 267 và 268.
7- Tội thiếu TN gây HQ nghiêm trọng.
a-                   KN: 285.
b-                   Các dấu hiệu:
* MKQ: Cấu thành vật chất . Hành vi: thiếu TN tức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
HQ: nghiêm trọng là những thiệt hại đáng kể về vật chất như sức lao động hoặc về tinh thần như uy tín của cơ quan, quyền lợi hợp pháp của công dân. Thông thường những thiệt hại này không phải là những thiệt hại về TS, Tính mạng sức khỏe.
Mối QHNQ.
* MCQ: vô ý.
* Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn.
8- Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác.
a-                   KN: 286. Quy định 4 TP.
b-                   Các dấu hiệu:
* KT:  Đối tượng tác động - bí mật công tác:
* MKQ: Cấu thành vật chất.
Hành vi:
Cố ý làm lộ bí mật công tác là bằng lời nói, chữ viết, hoặc để cho người khác xem hoặc bằng cách nào đó để bí mật công tác bị tiết lộ.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi bí mật đó bị tiết lộ cho người không có TN.
Chiếm đoạt bí mật công tác: Dùng các hình thức khác nhau để chiếm đoạt bí mật công tác
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm bí mật công tác thoát ra khỏi sự quản lý của người có TN.
Tội mua bán tài liệu bí mật công tác: là hành vi dùng lợi ích vật chất trao đổi, sao chép, chụp lại tài liệu bí mật công tác.
TP được coi là hoàn thành khi thực hiện hành vi mua hoặc bán.
Tội tiêu hủy tài liệu bí mật công tác: làm cho tài liệu đó không còn sử dụng được.
TP hoàn thành khi tài liệu bị tiêu hủy.
* MCQ: Cố ý.
* Chủ thể: Thường.
Chú ý: Phân biệt với các tội liên quan bí mật Nhà nước.
            Phân biệt với tội gián điệp.
             Giải quyết t /h người có thẩm quyền vì nhận tiền mà làm lộ bí mật công tác (nhận hối lộ hay cố ý làm lộ hay mua bán bí mật công tác).
9- Tội đưa hối lộ.
a- KN: 289.
b- Các dấu hiệu:
* MKQ: Đưa tiền, TS hoặc lợi ích vật chất cho người nhận hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào. Trong thực tiễn cũng coi là hành vi đưa hối lộ ngay trong t /h thỏa thuận sẽ đưa hối lộ.
Vật hối lộ là dấu hiệu bắt buộc. Trị giá vật hối lộ từ 2.000.000 đ trở lên. Nếu thấp hơn thì phải rơi vào một trong những t /h luật định.
- Gây HQ nghiêm trọng.
- Vi phạm nhiều lần: thực hiện việc đưa hối lộ ít nhất là hai lần trở lên.
Mục đích của việc đưa hối lộ để người có chức vụ quyền hạn sử dụng cương vị công tác của mình làm trái công vụ có lợi cho người đưa hoặc theo yêu cầu của người đưa.
TP hoàn thành khi người đưa hối lộ đưa yêu cầu và người nhận chấp nhận yêu cầu đó.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
Chú ý: Tội đưa hối lộ là 1 TP độc lập nên không nhất thiết phải có nhận hối lộ thì mới có đưa hối lộ. VD Bị lừa dối mà đưa hối lộ.
K6 Đ 289K: t/h không bị coi là PT và t /h miễn TNHS.
10- Tội môi giới hối lộ.
a. KN: 290.
b. Các dấu hiệu:
* MKQ:
Hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận hoặc thực hiện sự thỏa thuận hối lộ.
Các dạng:
-                     Người mội giới tạo điều kiện cho người nhận và người đưa gặp gỡ để thỏa thuận với nhau về việc hối lộ.
-                     Người môi giới hành động theo têu cầu của 2 bên.
Nếu người này chủ động nghĩ ra việc hối lộ và chủ động đứng ra dàn xếp việc hối lộ thì có thể là đồng phạm về nhận hoặc đưa hối lộ.
Trị giá của hối lộ trên cơ sở thỏa thuận của bên nhận và đưa từ 2.000.000 đ trở lên. Nếu dưới 2.000.000 thì phải gây HQ nghiêm trọng hoặc đã vi phạm nhiều lần.
* MCQ: cố ý. Động cơ vì vụ lợi hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của TP này.
* Chủ thể thường.
11- Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Gần giống với 283 và chỉ khác nhau về cơ sở của sự ảnh hưởng và chủ thể.









Chương VII: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG VÀ TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

I- Khái niệm chung.
1-ĐN: Là những hành vi XP an toàn trong các lãnh vực GTVT, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh thực phẩm, hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, trật tự XH và trật tự PL XHCN.
Theo nghĩa rộng: an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân tại khu vực sinh hoạt đông người.
Gồm 55 điều luật.
2- Các đặc điểm chung.
a-     Khách thể loại: Các tội trong chương này đề XP đến trật tự an toàn chung của XHC, tuy nhiên nhiều TP trong nhóm này gây thiệt hại đến người và tài sản.
b-     MKQ:
@- Loại cấu thành => hầu hết là cấu thành vật chất
Tính nguy hiểm của các hành vi trong nhóm này chỉ thực sự nguy hiểm khi nó kèm theo những hậu quả nghiêm trọng.
-              Thiệt hại của nhóm TP này thường là thiệt hại vật chất về người và tài sản.
@- Hành vi: Vi phạm các quy định về an toàn, trật tự công cộng.Cụ thể:
+ Nhóm hành vi vi phạm tội trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy, đường không. ( 202=> 223)
+ Nhóm hành vi XP an toàn thông tin: Vai trò thông tin hiện nay => tính nguy hiểm của hành vi thuộc nhóm này. ( 224=> 226).
+ Nhóm hành vi XP an toàn chung cho XH trong các lĩnh vực cụ thể như lao động, quản lý các phương tiện đặc biệt, trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, y tế,  ( 227=> 244)
+ Nhóm hành vi XP trật tự công cộng ( 245=> 256)
- Hậu quả: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng biểu hiện thông qua các thiệt hại về người và về tài sản. 
-Tính mạng: có sự phân biệt về khung hình phạt dựa vào số lượng người bị thiệt mạng bằng quy định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
-Sức khỏe : Tỷ lệ thương tật, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.
c-Mặt chủ quan: Cố ý
                             Vô ý
c-     Chủ thể: thường và đặc biệt.
II- Các tội phạm cụ thể.
1-         Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GT đường bộ.
a-     ĐN: Đ 202 BLHS.
b-     Các dấu hiệu:
Khách thể: An toàn GT đường bộ. Đồng thời gây thiệt hại đến TM, SK, TS .
MKQ: K1 Đ202 Cấu thành vật chất
@ Hành vi : Điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về ATGT.
Điều kiển PTGT nói chung được hiểu là hành vi lái các phương tiện GT hoặc điều khiển các tín hiệu điều hành phương tiện như điều khiển tín hiệu cho tàu ra vào sân ga, gác ghi, tín hiệu cho máy bay cất cánh, hạ cánh (202, 208, 212,216).
Điều khiển PT GTĐB là thực hiện chức năng lái các PT GTĐB. Các PT GTĐB gồm các loại xe ôtô, xe máy, xe đạp, các PT thô sơ khác như  như xích lô, xe có súc vật kéo…
Hậu quả: Gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, về tài sản.
ð  Tính mạng: 1người
ð  Sức khỏe: Tỷ lệ thương tật 31%.
ð  Tài sản: 50tr
Biệt lệ: K4 Đ202.
MCQ :
- Lỗi vô ý. Nếu lỗi cố ý với mục đích làm chết người thì cấu thành tội giết người.
Chủ thể: đặc biệt.
Người điều khiển PT GT
Người không ĐK PT GT thì không phải là chủ thể của tội phạm này.
2-         Tội cản trở GTĐB.
a-         Định nghiã: Đ203.
b-         Các dấu hiệu.
·        Khách thể.
·        MKQ.
Cản trở giao thông được hiểu làm cho giao thông bị đình trệ, không hoạt động bình thường. Các lãnh vực giao thông bị cản trở có thể là trong đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. ( 203,209, 213, 217).
Nêu các hành vi được quy định tại điểm a,b,c,d, d,e,g
Hậu quả: gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản (có thể áp dụng NQ số 02 HĐTP TATC 17/4/2003).
·        MCQ: Vô ý.
·        Chủ thể: thường.
3-         Tội đưa vào sử dụng các phương tiện GTĐB không bảo đảm an toàn.
a-     ĐN: 204.
b-     Các dấu hiệu:
KT:
Đối tượng tác động: PTGTĐB rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật là các phương tiện bị hỏng hóc về kỹ thuật mà người ta hoàn toàn có thể nhận thức được một cách thông thường hoặc thiếu các bộ phận cần thiết như thiếu đèn chiếu sáng, gạt mưa hư, thắng hư v.v..
MKQ:
Đưa vào sử dụng PTGT ĐB rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật (204, 210, 214, 218) là những hành vi sau:
- Điều động các phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn
- Cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn (kiểm định).
MCQ : Vô ý.
Chủ thể: Người có trách nhiệm trực tiếp về điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật.
-              Đội trưởng đội xe.
-              Người chịu TN về tình trạng kỹ thuật của phương tiện
4-         Tội điều động hoặc giao cho người không đủ ĐK điều khiển PTGT ĐB
a-         ĐN: Đ 205 .
b-         Các dấu hiệu.
-              KT: Đối tượng tác động ở đây là người điều khiển phương tiện GT không đủ điều kiện điều khiển PTGT.
MKQ: Hành vi: Điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ ĐK khác theo quy định của PL điều khiển PTGTĐB như tình trạng sức khỏe, trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích khác. Điều động xuất phát từ quan hệ công tác, quản lý, điều hành giao cho người không đủ điều kiện điều khiển PTGT: từ quan hệ thông thường.
MCQ : Vô ý.
Chủ thể: Người có trách nhiệm điều động người điều khiển PTGT.
           Người có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và điều khiển xe.
5-         Tội tổ chức đua xe trái phép.
a-     ĐN: 206.
b-     Các dấu hiệu:
KT: Đối tượng tác động:  là các loại xe gắn máy như xe ôtô, xe máy, hoặc các loại xe có gắn động cơ. Việc tổ chức đua xe thô sơ trái phép chỉ là vi phạm hành chính (xích lô, xe đạp v.v..)
MKQ : Cấu thành hình thức.
 - Hành vi: Tổ chức đua xe trái phép: người PT có các hành vi chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo, xúi dục, kích động 1 hoặc nhiều người khác đua xe trái phép trên các đường giao thông công cộng, trong thành phố, thị xã thị trấn. (phân biệt với việc tổ chức đua xe theo giảip, đúng nơi cho phép).
Biểu hiện cụ thể về hành vi: vạch kế hoạch cho việc đua xe, lôi kéo người khác vào việc đua xe, kêu gọi người khác đóng tiền tham gia đua xe hoặc treo giải đua xe, tổ chức mạng lưới canh gác, bảo vệ giám sát cuộc đua, cung cấp phương tiện cho người đua.
Người PT có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia vào việc đua xe trái phép.
- Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
MCQ: Cố ý.
Chủ thể: thường.
6-Tội đua xe trái phép.
a-ĐN:207.
b-Các dấu hiệu
KT: XP an toàn công cộng trong lãnh vực giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động: Phương tiện dùng đua xe trái phép là các phương tiện giao thông đường bộ có gắn động cơ như  xe ôtô, xe máy và các loại xe có động cơ khác.
* MKQ: cấu thành vc
Hành vi: trực tiếp tham gia vào cuộc đua xe trái phép tức là trực tiếp điều khiển phương tiện đua xe trái phép.
Hậu quả: như hậu quả nghiêm trọng theo Đ202 BLHS: gây thiệt hại cho sức khỏe (31%), tài sản của người khác (50T). Nếu hậu quả chết người xảy ra thì  là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
      -Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
      -Hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội đó.
* Chủ thể: thường.
7-         Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy.
a-         KN: 221.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: An toàn giao thông vận tải, uy hiếp tính mạng của hành khách.
        Đối tượng tác động:
                  + Máy bay - phương tiện bay.
                  + Tàu thủy - phương tiện giao thông trên đường sông, đường biển có động cơ và có trọng tải lớn.Phân biệt với ghe, xuồng có gắn động cơ.
* MKQ: Hành vi: chiếm đoạt máy bay tàu thủy với thủ đoạn dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác: như dùng vũ lực, khống chế người quản lý để chiếm đoạt, trộm cắp… Các hình thức chiếm đoạt không có ý nghiã trong việc xác định tội danh, chỉ là cơ sở phân hóa mức độ trách nhiệm.
        Người PT có thể tự mình điều khiển phương tiện giao thông hoặc cưỡng ép nhân viên điều khiển máy bay, tàu thủy. Hành vi PT có thể thực hiện trên lãnh thổ VN hoặc ở ngoài lãnh thổ VN. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người PT thực hiện một trong các thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản.
* MCQ : Cố ý
* Chủ thể: thường.
8- Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.
a- KN: 237.
b- Các dấu hiệu:
* KT : An toàn trong lĩnh vực lao động và những nơi đông người.
* MKQ: Cấu thành vật chất.
Hành vi: Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông người thể hiện thông qua một trong các hành vi sau: dưới dạng hành động và không hành động:
+ Có trách nhiệm mà không  chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, về an toàn ở những nơi đông người. (không triển khai học tập quy định ATLĐ cho công nhân trước khi xuống nơi lao động, đưa vào sử dụng các trang thiết bị lao động, sản xuất không bảo đảm an toàn, không cấp hoặc cấp không đúng tiêu chuẩn phương tiện bảo hộ lao động).
+ Không thực hiện các quy định trên trong hoạt động lao động, sản xuất. (Quy định về ATLD, quy trình về vệ sinh lao động, vi phạm các điều kiện an toàn chung ở những nơi đông người).
Hậu quả: Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Biệt lệ: K4 Đ 227.
Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: được xác định
là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tất yếu sẽ xảy ra, nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Mối quan hệ nhân quả.
* MCQ : Vô ý.
* Chủ thể: Người có TN chỉ đạo việc thực hiện các quy định về an toàn lao động.
Người trực tiếp thực hiện các quy định trên: công nhân trong quá trình lao động, sản xuất, nhân viên giám sát an toàn ở những nơi đông người (các trò chơi giải trí cảm giác mạnh)
Không phải là chủ thể của TP nếu không phải là một trong các đối tượng trên.
9- Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.
a- KN: 228.
b- Các dấu hiệu.
* KT: XP an toàn lao động đối với trẻ em.
MKQ: cấu thành vc và ht.
Dấu hiệu 1: hành vi: sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà NN quy định .
        + Công việc nặng nhọc, nguy hiểm:
        + Các chất độc hại theo danh mục của NN:
Dấu hiệu 2:
        + Gây hậu quả nghiêm trọng: gây thiệt hại về sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, hoặc gây tàn phế gây cố tật, gây thiệt mạng. Dấu hiệu HQ là bắt buộc trong t /h này.
        + hoặc đã bị xử lý mà còn vi phạm.
* Chủ thể: người sử dụng lao động trẻ em.
10- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
a-         KN: 230.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: An toàn công cộng trong hoạt động quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
MKQ : thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Chế tạo trái phép: làm ra, gia công hay lắp ráp các chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
+ Tàng trữ trái phép: là người không được phép cất giữ các đối tượng trên mà đã có hành vi đó. Địa điểm cất giữ không có ý nghiã trong việc xác định tội phạm.
+ Vận chuyển trái phép: là việc di chuyển các đối tượng trên từ địa điểm này sang địa điểm khác.
+ Sử dụng trái phép: người không được phép sử dụng vũ khí quân dụng mà có hành vi đó hoặc tuy được phép sử dụng nhưng đã sử dụng vũ khí quân dụng để phạm 1 tội khác.
+ Mua bán trái phép: Mua hoặc bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự một cách trái phép. (loại trừ t/h thanh lý)
+ Chiếm đoạt là hành vi chuyển các đối tượng trên trong việc chiếm hữu bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào. (vũ lực hoặc các thủ đoạn chiếm đoạt khác).
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
Bổ sung điều 230a (Tội khủng bố) và 230b (tội tài trợ khủng bố)
11- Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về ANQG.
a-          KN: 231.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: An toàn đ /v các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG.
Đối tượng tác động: là các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG.
* MKQ: cấu thành v /c.
Hành vi: Phá hủy - cố ý làm mất giá trị sử dụng hoặc làm hư hỏng các đối tượng nêu trên.
 KQ: hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản
Tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc hư hỏng là những tài sản có ý nghĩa quan trọng về ANQG
HQ: thiệt hại xảy ra tội phạm được coi là hoàn thành bất kể mức độ thiệt hại là bao nhiêu.
* MCQ : cố ý.
* Chủ thể: thường.
12- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
a-         KN: 232.
b-         Các dấu hiệu:
* KT:
Đối tượng tác động:
Vật liệu nổ công nghiệp bao gồm các loại thuốc nổ và các phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ…) dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác. (Xem K2 Đ1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm NĐ47 /CP 12/8/96).
Phân biệt vật liệu nổ với vật liệu nổ quân dụng (mục đích trang bị) Điều 233
MKQ:
Hành vi chế tạo trái phép.
Hành vi tàng trữ trái phép.
Hành vi vận chuyển trái phép.
Mua bán trái phép
Chiếm đoạt
MCQ: Cố ý
Chủ thể: thường
Liên hệ với các tội phạm: 233, 234, 235

+ Vũ khí thô sơ: Vũ khí quân dụng thô sơ mhư mã tấu, dao găm, kiếm, giáo mác, quả đấm bằng kim loại, cung, nỏ côn các loại không thuộc đối tượng của tội phạm này mà là thuộc Đ. 233.

+ Công cụ hỗ trợ: các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện, lựu đạn cay, súng bắn cay, ngạt, độc, gây mê, bình xịt hơi cay, ngạt độc, gây mê. Súng bắn đạn nhựa, cao su, súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường, và các loại công cụ hỗ khác.
+ Chất phóng xạ: Đ236 là chất gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố có khả năng phát ra các chùm tia An -pha, Bê-ta, Gam-ma…
+ Chất cháy, chất độc: Đ 238
Chất  cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ô xy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của yếi tố khác và những chất dễ tư bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu ( Ka li ni trat), phốtpho, thuốc đạn.
Chất độc: là những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với tính mạng, sức khỏe và tính mạng của con người nếu bị nhiễm phải một liều lượng nào đó. Đây là những loại thuốc độc được quy định tại bảng A như Aconitin và các muối của nó, các loại muối thủy ngân, …
13- Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
a-          KN: 242.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: An toàn chung trong lĩnh vực y tế.
* MKQ: Cấu thành vật chất và hình thức.
Dấu hiệu 1:
@- Hành vi:
 + Khám bệnh, chữa bệnh trái phép:
- Không có kiến thức về y khoa (tây y hoặc đông y)
- Có trình độ chuyên môn về y khoa nhưng khám, chữa bệnh không theo đúng chuyên ngành hoặc thực hiện không đúng quy trình.
+ Sản xuất thuốc trái phép: là pha chế thuốc không đúng quy định của Nhà nước, hoặc không theo sự phê duyệt của NN.
+ Bán thuốc, cấp phát thuốc trái phép là hành vi bán thuốc không có bằng cấp, bán, cấp thuốc không tuân thủ quy định.
+ Làm các dịch vụ y tế khác trái phép như nội soi ...
HQ: Gây thiệt hại đến tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác. Tỷ lệ thương tật:
Hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
Hoặc  đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội đó.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
14- Tội phá thai trái phép.
a-         KN: 243.
b-         Các dấu hiệu:
*KT: An toàn XH trong lãnh vực y tế.
        Gây thiệt hại đến TM, SK của người khác.
* MKQ: cấu thành v /c và h /t.
Dấu hiệu 1: Phá thai trái phép: là hành vi của người không có bằng cấp chuyên môn hoặc có bằng cấp nhưng không được giao nhiệm vụ hoặc không được phép tiến hành các hoạt động phá thai mà có hành vi này.
Dấu hiệu 2: HQ là dấu hiệu bắt buộc, đó là những thiệt hại đến TM, SK(từ 11t% trở lên). Không có nó chưa cấu thành TP.
        Hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn thực hiện;
        Hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về hành vi đo.
* MCQ: lỗi hỗn hợp
Cố ý trong hành vi, vô ý với hậu quả.
* Chủ thể: thường. Có thể là nhân viên y tế nhưng không được phép thực hiện các hoạt động phá thai.
15- Tội gây rối trật tự công cộng.
a-         KN: 245.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự công cộng.
* MKQ: V/C và H /T.
Dấu hiệu 1: hành vi gây rối ở nơi công cộng.
        + Gây rối được hiểu bằng lời nói hoặc việc là (cử chỉ, hành động) thể hiện thái độ coi thường trật tự chung như hành vi lưu manh, càn quấy, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người, đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng.
        + Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng là nơi mà các hoạt động chung thường diễn ra một cách thường xuyên như rạp hát, công viên, đường phố.
Dấu hiệu 2: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án những chưa được xoá án
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.

Chú ý: cần phân biệt

- gây rối với cố ý gây thương tích.
- gây rối với hủy hoại tài sản.
- gây rối và chống người thi hành công vụ.
16- Tội hành nghề mê tín dị đoan.
a-         KN: 247.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự công cộng.
* MKQ:
Dấu hiệu 1:
Hành nghề mê tín dị đoan: là những hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác để trục lợi kiếm sống.
Bói toán là hành vi đoán sự việc thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai của 1 người.
Đồng bóng là việc tổ chức cúng lễ cầu khấn để nghe thánh phán hoặc để gặp người đã khuất.
Các hình thức mê tín khác như cúng trừ ma tà, chữa bệnh với cách thức mê tín…
Dấu hiệu 2:
        + Gây HQ nghiêm trọng:  là gây thiệt hại đến tính mạng, SK, TS cho người khác.
        + hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
        + hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án về TP này.
MCQ: lỗi cố ý .
       Động cơ tư lợi.
* Chủ thể: thường.
Chú ý: phân biệt với t /h chưa cấu thành TP.
          Phân biệt với giết người vì mê tín dị đoan.
18- Tội đánh bạc.
a-         KN: 248.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: trật tự công cộng.
* MKQ: Cấu thành hình thức
Dấu hiệu 1: hành vi: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu trở lên.
Đánh bạc: dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi. Hình thức đánh bạc đa dạng như đánh bài, cá độ, đoán chẵn lẻ, chọi chim, gà…
Dấu hiệu 2:        
vật được dùng đánh bạc có thể là tiền, tài sản.
Theo NQ02/HDTP ngày 17.4.03 tiền hoặc vật dùng để đánh bạc bao gồm:
-              Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ trực tiếp trên chiếu bạc
-              Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc se được dùng để đánh bạc
-              Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc
Việc xác định trị giá tiền dùng đánh bạc được phân biệt các t/h sau:
-              Nếu nhiều người tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật để dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền của những người đánh bạc
-              Nếu một người đánh bạc với nhiều người khác nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với người đánh bạc với nhiều người là tổng số tiền được dùng để đánh bạc, còn đối với người tham gia đánh bạc với người này thì xác định trên tiền hoặc giá trị hiện vật mà bản thân họ dùng vào việc đánh bạc (chủ đề và người chơi đề).
Trị giá lớn, rất lớn, đặc biệt lớn:
-              Đánh bạc với trị giá lớn từ               2tr-> dưới 10tr
-              Đánh bạc với trị giá rất lớn từ        10tr -> dưới 100tr
-              Đánh bạc với trị giá đặc biệt lớn    từ 100tr đồng trở lên
Hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chua được xóa án về hành vi theo 248; 249.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
19- Tội tổ chức đánh bạc, tội gá bạc.
a-         KN: 249.
b-         Các dấu hiệu:
* MKQ: cấu thành hình thức.
Tổ chức đánh bạc trái phép là hành vi kích động, rủ rê, lôi kéo người khác tổ chức đánh bạc, có thể cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc trái phép là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc 1 địa điểm khác để chúa đám bạc (để việc đánh bạc được thực hiện).
Hai hành vi nói trên sẽ cấu thành TP khi được thực hiện với quy mô lớn.
Quy mô lớn thuộc các t /h sau: (NQ02/HDTP ngày 17.4.03)
-              Số người tham gia đánh bạc từ 10 người trở lên hoặc cùng 1 lúc từ 2 chiếu bạc trở lên. Bình luận sự bất hợp lý.
-              Có tổ chức nơi cầm cố TS cho người tham gia đánh bạc, có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc, khi đánh bạc, có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại để trợ giúp cho việc đánh bạc
-              Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ 10tr đồng trở lên
Chú ý: Người tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa với thuộc các t /h trên, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật trị giá từ 2tr đến dưới 10tr, tuy họ không phải chịu TN về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, nhưng họ chịu TN HS về đồng phạm tội đánh bạc.
Tình tiết định khung: thu lợi bất chính
-              Lợi bất chính lớn là từ 5tr -> dưới 15 tr
-              Lợi bất chính rất lớn là từ 15tr -> dưới 45 tr
-              Lợi bất chính đặc biệt lớn là từ 45tr trở lên
* MCQ: cố ý
* Chủ thể: thường.
20- Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có .
a-         KN: 250.
b-         Các dấu hiệu:
* KT:
* MKQ: Không hứa hẹn trước mà chứa chấp tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác PT mà có. 
        + Chứa chấp: cất giữ ở nơi ở hoặc bất kỳ một nơi nào khác.
        + Tiêu thụ: bán hộ, đổi chác.
        + Tài sản do người khác PT mà có.
* MCQ: cố ý - phải biết được tài sản đó là do người khác PT mà có.

* Chủ thể: thường.

21- Tội rửa tiền.
a-         KN: 251.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: trật tự chung của XH .
* MKQ: hành vi rửa tiền là một trong các hành vi sau:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

* MCQ: cố ý – nhận thức rõ nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, TS .
* Chủ thể:
Người có tiền, TS do PT mà có.
Người biết rõ tiền bẩn mà đã có hành vi  tiếp tay tạo điều kiện cho việc rửa tiền.
22- Tội dụ dỗ ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.
a-         KN: 252.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: trật tự XH.
* MKQ:
Dụ dỗ, ép buộc: rủ rê, xúi dục hoặc có thủ đoạn ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm pháp. Hoạt động phạm pháp được hiểu là những hoạt động tuy chưa phạm vào 1 tội cụ thể nào nhưng thuộc phạm vi luật cấm hoặc đã có hành vi PT  như trộm cắp, cướp giật…
Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp: là lôi kéo các đối tượng nói trên bỏ gia đình và cung cấp nơi ăn, ở để họ hoạt động phạm pháp.
T/h 1- tội phạm hoàn thành khi hành vi dụ dỗ đã dẫn đến hoạt động PP của người chưa thành niên.
T/h 2- tội phạm hoàn thành khi có hành vi chứa chấp với ý thức tạo ĐK để người chưa thành niên hoạt động PP.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: Người đã thành niên.
23- Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
a- KN:253.
b- Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự XH trong lãnh vực văn hóa.
      Văn hóa đồi trụy: là những loại văn hóa phẩm chứa nội dung khiêu dâm, kích dâm, ca ngợi lối sống trụy lạc. Hình thức rất đa dạng: sách, báo, phim ảnh, đồ dùng.
* MKQ:
Dấu hiệu 1: Hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ văn hóa đồi trụy.
        + Làm ra: là hành vi tạo ra các loại văn hóa phẩm đồi trụy như vẽ, chụp hình, dựng phim…
        + Sao chép: là hành vi chụp lại, viết lại, vẽ lại, ghi băng..
        + Lưu hành: Đưa cho xem, phổ biến, cho thuê, cho mượn…
       + Tàng trữ
        + Những hành vi khác: như dịch thuật…
Dấu hiệu 2:
+ Kèm theo vật phạm pháp có số lượng lớn
+ Phổ biến cho nhiều người
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa xóa án về hành vi đó.      
* MCQ: cố ý. Nhằm phổ biến văn hóa đồi trụy. Nếu không có dấu hiệu này thì chưa cấu thành TP. Xác định mục đích nhằm phổ biến.
* Chủ thể: thường.
24-  Tội chứa mại dâm.
 Các dấu hiệu:
* MKQ: Chứa mại dâm - là hành vi tạo ĐK vật chất, tinh thần để cho việc thực hiện hoạt động mãi dâm thể hiện:
        + Cho thuê địa điểm hành nghề mại dâm (hoặc cho mượn địa điểm)
Chứa mại dâm còn được hiểu là t /h chủ khách sạn hoặc người quản lý KS, nhà trọ gọi gái mại dâm đến cho khách ngay tại nơi thuộc sử hữu của họ hoặc nơi họ quản lý. Nếu vừa thực hiện hành vi trên, vừa gọi gái mại dâm cho khách để đi nơi khác thì cấu thành cả 2 tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm (NQ02/HDTP 17.4.03)
        + Nhận gái mại dâm là người nhà để che dấu cơ quan có TN.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
25- Tội mua dâm người chưa thành niên.
a-          KN: 256.
b-         Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự XH chống tệ nạn XH.Đối tượng tác động là người từ đủ 13 đến dưới 18t.
* MKQ:+ Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất để thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên để thực hiện hành vi giao cấu.
           + Lợi dụng khó khăn vật chất cũng như tinh thần (đang buồn chán) của người chưa thành niên để thuyết phục họ nhận tiền và giao cấu với họ.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: người đã thành niên.

  
CHƯƠNG 8: CÁC TỘI XÂM PHẠM
CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I- KHÁI NIỆM CHUNG
1-Định nghiã:
Các tội XP chế độ HNGĐ là những hành vi  cố ý vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của chế độ HNGĐ Việt Nam
2- Các đặc điểm chung:
a-     KT loại: Chế độ hôn nhân gia đình
b-     MKQ: Có cả 2 loại cấu thành: hình thức và vật chất.
Hành vi: XP chế độ hôn nhân: gồm những hành vi ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, tảo hôn, tổ chức tảo hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng…
           XP chế độ gia đình: gồm những hành vi như loạn luân, ngược đãi cha mẹ vợ chồng con cái, từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hậu quả: làm gia đình tan nát, các thành viên trong gia đình bị rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.
Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Đây là dấu hiệu khá phổ biến của nhóm TP này.
c-     MCQ: cố ý.
II-Các tội phạm cụ thể.
1- Tội cưỡng ép kết hôn, tội cản trở HN tự nguyện tiến bộ.
a-     KN: 146.Quy định 2 tội:
b-     Các dấu hiệu:
* KT: chế độ hôn nhân tự nguyện tiến bộ được quy định tại Đ2 Luật Hôn Nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực 1.1.2001.
* MKQ:
Dấu hiệu 1- Cưỡng ép kết hôn: buộc người khác phải lấy vợ, chồng trái với sự tự nguyện của họ.cản trở HN tự nguyện tiến bộ là có hành vi ngăn cản đôi bên nam nữ không được kết hôn theo ý nuốn của họ; hoặc ngăn cản không cho người khác duy trì QHHN hợp pháp. Quan hệ HN hợp pháp là quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn và không vi phạm điều cấm của luật.
Hai hành vi trên chỉ cấu thành TP khi thực hiện với một trong các thủ đoạn sau:
      + Hành hạ: đối xử tàn ác như đánh đập, gây đau đớn về thể chất nhưng chưa đến mức gây thương tích đáng kể, nhưng co tính hệ thống diễn ra thường xuyên.
      + ngược đãi là đối xử tồi tệ gây đau khổ về tinh thần kéo dài như chửi mắng, sỉ vả, làm nhục, đuổi ra khỏi nhà.
      + Uy hiếp tinh thần: là hành vi đe dọa dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, SK, DD, TS, hoặc đe dọa sẽ không cho hưởng 1 lợi ích quan trọng thiết thân nào đó, làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ.
      + Yêu sách của cải là hành vi thách cưới cao làm bên bị thách cưới không thể lo được để lấy cớ không cho phép kết hôn.
      + Những thủ đoạn khác: (bắt cóc cô dâu…)
Chú ý:  hành vi cản trở hôn nhân không cấu thành TP nếu cuộc HN đó vi phạm điều cấm của PL dù có kèm với các thủ đoạn nói trên.
* MCQ: cố ý .
* Chủ thể: thường.
2- Tội vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng.
a-     KN: 147.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Chế độ 1 vợ 1 chồng.
* MKQ:
      +Kết hôn chung sống như vợ chồng với người khác dù đang có vợ hoặc chồng.
      + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng mà biết rõ là người đó đang có quan hệ hôn nhân với người khác.
      + Kết hôn: Tổ chức đám cưới theo tục lệ hoặc đã có giấy đăng ký kết hôn do giấy tờ giả mạo.
      + Chung sống như vợ chồng: Công khai với người xung quanh tự coi nhau như vợ chồng trước gia đình và mọi người.
      Gây hậu quả nghiêm trọng Là làm cho gia đình tan nát, cuộc sống gia đình căng thẳng, con cái bỏ học lang thang, hư hỏng…
Hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: Người đang có vợ có chồng.
              Người tuy chưa có vợ có chồng biết rõ người mà mình chung sống như vợ chồng đang có quan hệ hôn nhân với người khác.
3- Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn.
a-     KN: 148.Quy định 2 TP.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ.
* MKQ:
      + Tổ chức tảo hôn là hành vi của người có TN như bố, mẹ, người giám hộ … đã đứng ra sắp đặt, quyết định và tiến hành lễ cưới cho đôi bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn.
      + Tảo hôn là hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái PL đ /v người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Dấu hiệu 2: Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: thường.
4- Tội đăng ký kết hôn trái PL.
a-     KN: 149.
b-     Các dấu hiệu:
* KT:
* MKQ: Đăng ký kết hôn cho người mà biết rõ không đủ điều kiện kết hôn theo luật định.
           Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
* MCQ: cố ý. Người phạm tội biết rõ là không đủ điều kiện kết hôn mà cho phép đăng ký kết hôn.
* Chủ thể: Người có thẩm quyền trong việc cho phép đăng ký kết hôn.
5- Tội loạn luân.
a-     KN: 150.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Trật tự gia đình, thuần phong mỹ tục của dân tộc, sự phát triển bình thường và lành mạnh của nòi giống.
* MKQ: Loạn luân: đồng tình quan hệ giao cấu giữa những người có cùng dòng máu trực hệ như giữa ông, bà, cha, mẹ với con cái, cháu, giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ. Hành vi giao cấu thuận tình giữa anh chị em nuôi, cha mẹ với con nuôi không cấu thành TP này.
* MCQ: cố ý.
* Chủ thể: người từ đủ 16 trở lên có quan hệ huyết thống. P /t cách xác định tuổi chịu TNHS trong t /h này.
6- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghiã vụ cấp dưỡng.
a-     KN: 152.
b-     Các dấu hiệu:
* KT: Chế độ gia đình trong đó xác lập TN của các thành viên trong gia đình đ /v nhau, đặc biệt trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái.
* MKQ:
Dấu hiệu 1- Có nghiã vụ và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng.
      + Theo luật HN và GĐ: Nghiã vụ cấp dưỡng theo PL được đặt ra đối với:
*  Cha mẹ đ /v con cái chưa thành niên, tật nguyền
*  Con cái đ /v cha mẹ già yếu, không nơi nương tựa.
Nghiã vụ cấp dưỡng trong t /h này cần hiểu ở 2 khía cạnh: trực tiếp nuôi dưỡng và đóng góp chi phí nuôi dưỡng.
      + Khả năng thực tế để thực hiện nghiã vụ cấp dưỡng.
Dấu hiệu 2: Từ chối hoặc trốn tránh nghiã vụ cấp dưỡng nghĩa là tìm mọi cách để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Dấu hiệu 3: đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng trong t /h này được hiểu việc trốn tránh TN cấp dưỡng đã làm cho nạn nhân lâm vào tình cảnh đói rét, ốm đau hoặc tự sát vì uất ức…
Cần phân biệt với t /h:
+ Người có nghiã vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà không thực hiện nghiã vụ cấp dưỡng sẽ thuộc tội không chấp hành bản án.
+ Trong t/h người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân đã không cho họ ăn, để họ phải chịu đói rét, đối xử tàn tệ đ /v họ thì có thể cấu thành điều 151.


Chú ý: các chương còn lại là Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; các tội phạm về môi trường; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; chương các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh à Sinh viên tự nghiên cứu.