Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH - MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1.     Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật.
2.     Mọi văn bản pháp luật có thể đánh số theo loại văn bản, theo loại việc hoặc đánh số tổng hợp.
3.     Ký thay được áp dụng khi cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới ký khi vắng mặt.
4.     Văn bản quy phạm pháp luật luôn có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
5.     Mọi Văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải đăng công báo.
6.     Thời hạn đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật là trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành văn bản.
7.     Trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng hiệu lực hồi tố.
8.     Văn bản quy phạm pháp luật luôn được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực.
9.     Mọi văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục ra lệnh công bố trước khi ban hành.
10. Thẩm tra là thủ tục bắt buộc đối với mọi dự thảo của văn bản quy phạm pháp luật.
11. Văn bản áp dụng pháp luật luôn có hiệu lực thi hành ngay.
12. Văn bản áp dụng pháp luật mới được ban hành thì không làm mất hiệu lực của những văn bản áp dụng pháp luật khác.
13. Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính.
14. Mọi chủ thể đều có thẩm quyền kiểm tra văn bản pháp luật.
15. Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
16. VB qui định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh, trước khi ban hành.
17. Giám đốc Sở Tư pháp được quyền ban hành quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Công chứng?
18. Cách đánh số tổng hợp luôn được các cơ quan Nhà nước ban hành văn bản có số lượng ít áp dụng?
19. Tất cả các Nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản quy phạm pháp luật?
20. Nghị định của Chính phủ chỉ là loại văn bản dùng để cụ thể hoá thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH?
21. Chánh án TANDTC không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
22. Chính phủ được quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.
23. Văn bản pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật?
24. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật.
25. Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
26. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành thông tư liên tịch.
27. Chính phủ có quyền tự mình ban hành Nghị định qui định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa có điều kiện xây dựng thành luật hay pháp lệnh.
28. Công dân có quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi bổ sung VBQPPL.
29. Trong trường hợp các VB có qui định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng VB có hiệu lực PL cao hơn.
30. Văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực về thời gian kể từ ngày ký ban hành?
31. Muốn soạn thảo văn bản được chính xác phải dùng từ đơn nghĩa?
32. UBND được quyền ban hành chỉ thị?
33. Đối với văn bản không có tên loại thì phần trích yếu nằm dưới phần số, kí hiệu?
34. Chánh án TANDTC không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
35. Văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành được gửi trực tiếp đến các đối tượng tiếp nhận?
36. Tại thời điểm Nghị định hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật chưa có hiệu lực luôn áp dụng Luật.
37. Trong trường hợp sáp nhập hai tỉnh, thì tỉnh nào áp dụng văn bản của Tỉnh đó.
38. Thể thức của văn bản áp dụng pháp luật bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần như văn bản quy phạm pháp luật.
39. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ thi hành văn bản và bãi bỏ văn bản sai trái của UBND cấp huyện.
40. Chỉ có Chủ tịch UBND mới có quyền ban hành chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét